Tiền bán tín chỉ carbon đã về

Việt Nam lần đầu tiên nhận 1.200 tỉ đồng ‘tiền tươi thóc thật’ nhờ bán tín chỉ carbon rừng từ Ngân hàng Thế giới (World Bank).

Trước đó hơn 1.000 chủ rừng ở Quảng Bình nhận được tiền từ bán tín chỉ carbon cho thấy kiếm tiền từ bảo vệ môi trường không còn là chuyện của tương lai xa nữa.

Ngoài rừng, điện gió, điện mặt trời, các dự án chuyển đổi năng lượng, thu gom và tái chế rác, nông nghiệp, lâm nghiệp… đều là những ngành tiềm năng kiếm bộn tiền từ bán tín chỉ carbon trong thời gian tới.

Rừng đem tiền về cho cộng đồng

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa chuyển khoản tiền trị giá 51,5 triệu USD, tương đương 1.200 tỉ đồng, cho Việt Nam sau khi mua 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương nhận được khoản tiền bán tín chỉ carbon rừng từ WB.

Bà Carolyn Turk – giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam – cho biết khoản chi trả này là bước ngoặt, đánh dấu một bước nữa để Việt Nam tham gia thị trường tín chỉ carbon toàn cầu. Còn ông Nguyễn Ngọc Tùng – giám đốc Quỹ VinaCarbon – cho biết việc Việt Nam nhận được khoản tiền từ chuyển nhượng hơn 10 triệu tín chỉ carbon rừng đã cho thấy sự quan tâm lớn của các tổ chức nước ngoài đối với các dự án carbon tại Việt Nam.

Quảng Bình là một trong những địa phương đầu tiên được chi trả tiền bán tín chỉ carbon. Theo ông Mai Văn Minh – giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, đến nay hơn 80 tỉ đồng tỉnh này nhận được sau khi bán tín chỉ carbon đã được chia về tận tay các chủ rừng. Riêng về các hộ dân được giao rừng thì có hơn 1.000 hộ đã được nhận khoản tiền này.

“Như năm 2023 thì mỗi hecta được chia gần 200.000 đồng. Sở mở tài khoản riêng cho các chủ rừng rồi chuyển tiền từ nguồn bán tín chỉ carbon này cho từng chủ rừng”, ông Minh thông tin.

Trong danh sách được chia tiền bán tín chỉ carbon của Quảng Bình, chủ rừng là các tổ chức, công ty lâm nghiệp được chia nhiều nhất với tổng số tiền là hơn 58 tỉ đồng. Chủ rừng là UBND các xã được chia hơn 11,5 tỉ đồng. Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được chia tổng số tiền hơn 8 tỉ đồng. Chủ rừng là cộng đồng được chia gần 2 tỉ đồng.

Cũng theo ông Minh, đây là mức tính theo giá tín chỉ carbon của giai đoạn 2023 – 2025. Sau năm 2025 khi thị trường carbon thành tự do thì giá carbon sẽ tăng lên.

“Đây mới thí điểm trên 469.000ha rừng tự nhiên. Trong khi đó Quảng Bình còn có một diện tích rất lớn rừng trồng cũng có thể đưa vào khai thác carbon. Nếu khai thác hết có thể gấp đôi con số 4,5 triệu tấn carbon của giai đoạn thí điểm vừa qua. Đây là tiềm năng cho ngành nông nghiệp, nguồn lợi tương đương khai thác gỗ trước đây”, ông Minh nói.

Còn ông Phạm Đăng An – giám đốc VP Carbon Solutions – cho rằng mặt tích cực của việc WB chi trả hơn 1.200 tỉ đồng tiền bán tín chỉ carbon từ rừng đối với Việt Nam đó là một khoản chi trả minh bạch, mang lại lợi ích cho cộng đồng cũng như cho thấy chúng ta đã bán được tín chỉ carbon với khối lượng vượt trội khi thu được kết quả giảm phát thải vượt quá hợp đồng.

Quảng Bình sở hữu độ che phủ rừng lớn thứ hai cả nước nên rất thuận lợi cho việc phát triển theo hướng bán tín chỉ carbon từ rừng – Ảnh: QUỐC NAM

Nhiều ngành sẽ “hái ra tiền”

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Võ Trường An – phó tổng giám đốc Công ty CP Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN (CCTPA) – cho biết thị trường tín chỉ carbon năm 2024 của Việt Nam được dự báo tiếp tục phát triển mạnh mẽ, với tiềm năng tăng trưởng lên đến 20%.

Nguyên nhân là do Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực giảm phát thải khí nhà kính từ các hiệp định quốc tế như thỏa thuận Paris và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Theo ông An, ngoài rừng, thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam còn có tiềm năng phát triển ở các lĩnh vực khác như năng lượng tái tạo hay trồng cây xanh đô thị. Việt Nam có tiềm năng lớn khi có nguồn năng lượng mặt trời, gió, thủy điện dồi dào. Các dự án năng lượng tái tạo có thể tạo ra tín chỉ carbon từ việc giảm phát thải khí nhà kính do sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Tương tự, TS Nguyễn Hồng Quân – viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn – cho hay dư địa tín chỉ carbon năm 2024 còn lớn, không chỉ từ rừng mà còn các ngành năng lượng tái tạo, nông nghiệp…

Trong đó ngành nông nghiệp đặc biệt tiềm năng nhờ các hoạt động cải thiện điều kiện canh tác tương đối dễ dàng, có thể chuyển đổi nhanh chóng.

Ngoài ra nhiều lĩnh vực khác như xây dựng, sản xuất công nghiệp, giao thông, vận tải xây dựng cũng là lĩnh vực tiềm năng, song các lĩnh vực này cần nhiều thời gian, nguồn lực lớn để thay đổi về hạ tầng, kỹ thuật, đầu tư máy móc.

Ông Phạm Đăng An cho hay tiềm năng thị trường tín chỉ carbon của Việt Nam rất lớn và đang có cơ hội thuận lợi để phát triển. Trong xu hướng chuyển dịch xanh, nhiều doanh nghiệp cũng đã cam kết và đưa ra lộ trình cắt giảm phát thải, hướng tới trung hòa carbon. Nhu cầu tín chỉ carbon lớn là cơ hội để phát triển thị trường carbon tại Việt Nam.

Tuy nhiên, ông An cho rằng thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam sẽ chưa thể sôi động ngay trong năm 2024 do nước ta mới đang trong quá trình xây dựng thị trường, dự kiến sẽ thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon kể từ năm 2025 và sẽ tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức trong năm 2028.

Quảng Bình sở hữu độ che phủ rừng lớn thứ hai cả nước nên rất thuận lợi cho việc phát triển theo hướng bán tín chỉ carbon từ rừng – Ảnh: QUỐC NAM

Cần sớm có hành lang pháp lý

TS Lê Xuân Nghĩa – viện trưởng Viện Tư vấn phát triển tài chính carbon (CODE) – cho biết muốn tạo lập được thị trường cần có ít nhất 500 – 1.000 người bán và cũng cần có 500 – 1.000 người mua cùng một đội ngũ tư vấn, kiểm toán và nhà tổ chức sàn giao dịch với hàng loạt các quy định về kỹ thuật, công nghệ, thanh toán, lưu ký…

Theo ông Nghĩa, hành lang pháp lý đầu tiên và quan trọng nhất là tạo ra được hàng hóa chuẩn và ba bộ phận cấu thành thị trường (người mua – người bán – trung gian). Công việc này cần rất nhiều thời gian cả ở Chính phủ, các bộ và quan trọng hơn là doanh nghiệp, hệ thống thống kê, kiểm toán.

“Nếu Chính phủ không ban hành hạn ngạch có tính bắt buộc và thách thức và nếu doanh nghiệp không kiểm kê báo cáo được phát thải CO2 thì sẽ không có hàng hóa và cũng không có các bộ phận hợp thành thị trường. Có thể thấy để có được sàn giao dịch thí điểm vào năm 2025 và chính thức vào năm 2028 là nhiệm vụ cấp bách và phức tạp cần được chuẩn bị khẩn trương hơn hiện tại rất nhiều”, ông Nghĩa nhận định.

Theo ông Nghĩa, nghị định 06 và các thông tư hướng dẫn đã quy định các bước chuẩn bị cho việc hình thành sàn giao dịch carbon. Đặc biệt nghị định và thông tư hướng dẫn đã quy định cụ thể gần 2.800 doanh nghiệp thuộc một số ngành có phát thải carbon lớn phải có báo cáo phát thải khí nhà kính song đến nay vẫn mới có ít doanh nghiệp báo cáo.

Trong khi đó, ông Trường An cho rằng để phát triển thị trường mua bán tín chỉ carbon, Nhà nước cần phát triển và công bố các quy định chi tiết, rõ ràng về mua bán tín chỉ carbon tại Việt Nam. Bên cạnh đó, cần xây dựng thị trường thương mại tín chỉ carbon để các đối tác có thể gặp nhau, thực hiện giao dịch mua bán một cách minh bạch và hiệu quả.

Theo Tuổi Trẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÁO CÁO & PHÂN TÍCH

THANH HOÁ
Thanh Hóa: Ra mắt Công ty Cổ phần Công nghệ và Đầu tư PGC 36

Sáng 12/5, Tại Khánh sạn Lam Kinh (TH Thanh Hóa), Công ty Cổ phần Công nghệ và Đầu tư PGC 36 đã tổ chức lễ ra mắt Công ty Cổ phần Công nghệ và Đầu tư PGC 36. Buổi lễ...

14/05/2024

Thêm về Thanh Hoá

BÌNH THUẬN
Thanh Hóa: Ra mắt Công ty Cổ phần Công nghệ và Đầu tư PGC 36

Sáng 12/5, Tại Khánh sạn Lam Kinh (TH Thanh Hóa), Công ty Cổ phần Công nghệ và Đầu tư PGC 36 đã tổ chức lễ ra mắt Công ty Cổ phần Công nghệ và Đầu tư PGC 36. Buổi lễ...

14/05/2024

Thêm về Bình Thuận

QUẢNG NINH
Thanh Hóa: Ra mắt Công ty Cổ phần Công nghệ và Đầu tư PGC 36

Sáng 12/5, Tại Khánh sạn Lam Kinh (TH Thanh Hóa), Công ty Cổ phần Công...

14/05/2024

Thêm về Quảng Ninh

BÀ RỊA VŨNG TÀU
Thanh Hóa: Ra mắt Công ty Cổ phần Công nghệ và Đầu tư PGC 36

Sáng 12/5, Tại Khánh sạn Lam Kinh (TH Thanh Hóa), Công ty Cổ phần Công...

14/05/2024

Thêm về Bà Rịa - Vũng Tàu

HẢI PHÒNG
Thanh Hóa: Ra mắt Công ty Cổ phần Công nghệ và Đầu tư PGC 36

Sáng 12/5, Tại Khánh sạn Lam Kinh (TH Thanh Hóa), Công ty Cổ phần Công...

14/05/2024

Thêm về Hải Phòng