“Sức khỏe con người bắt đầu từ đại dương”

86

LTS- Đại dương là nơi khởi nguồn sự sống – và cũng là nơi gìn giữ sức khỏe của nhân loại trong tương lai. Thế nhưng trong khi chúng ta ngày càng chú trọng đến thực phẩm sạch, không khí sạch, nước sạch… thì môi trường biển – vốn là mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái sức khỏe – lại bị xem nhẹ.

Một nghiên cứu quy mô toàn cầu công bố trên Frontiers in Public Health (2022) đã chỉ ra rằng: mối liên hệ giữa đại dương và sức khỏe con người không chỉ tồn tại – mà còn có thể trở thành nền tảng cho các chính sách y tế, dinh dưỡng, giáo dục và truyền thông cộng đồng.

Loạt bài này sẽ chuyển thể nghiên cứu đó thành những phân tích gần gũi, gắn với bối cảnh Việt Nam, đồng thời đưa ra những khuyến nghị cụ thể về hành vi cộng đồng, chính sách truyền thông và cơ hội từ các sản phẩm biển như rong biển – tảo biển – vốn đang được báo chí và giới khoa học trong nước thúc đẩy mạnh mẽ.

 KỲ 1: Sức khỏe con người và đại dương: Mối liên hệ sống còn đang bị lãng quên

Hơn cả vẻ đẹp và tài nguyên, đại dương đang trở thành một phần thiết yếu trong sức khỏe con người. Nhưng chúng ta đang vô tình bỏ quên mối liên hệ quan trọng này.

It nhất 3,3 tỷ người (gần một nửa dân số toàn cầu!) sống trên hoặc gần bờ biển ở những khu vực được coi là dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. Với ước tính gia tăng các thảm họa liên quan đến khí hậu thảm khốc (bao gồm cả bão nhiệt đới cường độ cao), các chuyên gia tin rằng đến năm 2050, có thể có hơn 1,2 tỷ người tị nạn khí hậu trên toàn thế giới | Nguồn:earthshare

Từ thực phẩm đến không khí, từ tinh thần đến thể chất – đại dương đóng vai trò như một “bác sĩ thầm lặng” của nhân loại. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm nhựa, và khai thác quá mức đang khiến hệ sinh thái biển suy giảm nhanh chóng, kéo theo hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng toàn cầu.

Một nhóm các nhà khoa học từ Mỹ, châu Âu và châu Á, qua nghiên cứu đăng trên tạp chí Frontiers in Public Health (2022), đã kêu gọi một chương trình hành động toàn cầu, trong đó khẳng định: “Truyền thông hiệu quả là chìa khóa kết nối sức khỏe biển với sức khỏe con người”.

Khó khăn trong định nghĩa “sức khỏe đại dương”

Không như con người, đại dương không thể “bệnh” hay “khỏe” theo cách thông thường. Vì vậy, khái niệm “sức khỏe đại dương” chủ yếu mang tính ẩn dụ. Đối với nhà khoa học, một đại dương khỏe mạnh là nơi các loài sinh vật sinh sôi cân bằng và hệ sinh thái hoạt động bền vững. Nhưng với cộng đồng địa phương, “khỏe” có thể đơn giản là nguồn cá vẫn dồi dào hoặc bãi biển vẫn sạch sẽ.

Chính sự khác biệt trong cách định nghĩa này đã làm cho việc truyền tải thông điệp về đại dương trở nên khó khăn hơn. Không có một khuôn mẫu chung nào để xác định, đo lường hay truyền đạt “sức khỏe biển” một cách dễ hiểu mà vẫn chính xác.

Không ít người vẫn nghĩ bảo vệ đại dương là công việc của các nhà bảo tồn hay thủy sản. Nhưng thực tế, môi trường biển sạch ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hải sản – một nguồn dinh dưỡng thiết yếu. Nó cũng thể hiện tính liên kết ở  mức độ ô nhiễm không khí từ khí thải đại dương và rừng ngập mặn. Và sự liên kết gần gũi nhất là sức khỏe tâm thần – nghiên cứu chỉ ra rằng gần gũi với biển có thể giúp giảm lo âu, stress.

Thế nhưng, chính sách y tế công hiện nay ở hầu hết quốc gia vẫn chưa xem đại dương như một phần cấu thành sức khỏe con người.

 Truyền thông kém – nguyên nhân khiến cộng đồng thờ ơ

Các nhà khoa học trong bài nghiên cứu nhấn mạnh rằng: truyền thông hiện tại đang thiếu tính kết nối và dễ gây hiểu nhầm. Ví dụ người dân thường nghe nói về “ô nhiễm đại dương” như một vấn đề xa vời. Bên cạnh đó, hầu hết chiến dịch bảo vệ biển tập trung vào môi trường hơn là sức khỏe con người.

Điều cần thiết là xây dựng một chiến lược truyền thông đặt con người làm trung tâm, để người dân hiểu rằng: bảo vệ đại dương chính là bảo vệ gia đình họ.

Bài nghiên cứu đề xuất một khung chiến lược gồm 3 trụ cột đó là xây dựng dữ liệu khoa học liên ngành về mối liên hệ đại dương – sức khỏe. Nghiên cứu xã hội học và hành vi, nhằm hiểu rõ cách cộng đồng cảm nhận về mối liên hệ này. Và phát triển mô hình truyền thông hiệu quả, phù hợp với từng vùng văn hóa.

Trong kỳ sau, chúng ta sẽ đi sâu vào các mô hình nghiên cứu hành vi cộng đồng được đề xuất trong nghiên cứu, và cách chúng có thể áp dụng tại Việt Nam – một quốc gia ven biển đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu.

Hoàng Nguyên biên tập

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÁO CÁO & PHÂN TÍCH

THANH HOÁ
“Bóc” những chiếc “hộp ngủ”giữa lòng thủ đô

Giữa lòng thủ đô đắt đỏ, nhiều người trẻ chọn sống trong những “chiếc hộp” 2m² bởi giá rẻ và sự riêng tư. Nhưng sau vỏ bọc tiện nghi ấy là nỗi lo an toàn, đặc biệt là nguy cơ

11/06/2025

Thêm về Thanh Hoá

BÌNH THUẬN
Hải Phòng định hướng đạt 215 triệu tấn hàng hóa qua cảng biển vào năm 2030

Ngày 30/5/2025, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 756/QĐ-BXD, phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Hải Phòng thời kỳ 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định do Thứ

10/06/2025

Thêm về Bình Thuận

QUẢNG NINH
“Xẻ thịt” rừng ven biển để làm nghĩa địa gia tộc

Giữa những gốc dương bị đốn hạ trơ trọi, hàng chục khu nghĩa địa mọc

10/06/2025

Thêm về Quảng Ninh

BÀ RỊA VŨNG TÀU
Thủ tướng: Đại dương của chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng

Ngày 9/6, tại phiên toàn thể của Hội nghị cấp cao về đại dương của

10/06/2025

Thêm về Bà Rịa - Vũng Tàu

HẢI PHÒNG
Bảo vệ đại dương: Cần hành động

Ngày 9-6, Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ ba (UNOC 3) đã

10/06/2025

Thêm về Hải Phòng