Phố và quê

30

Cuối tuần vừa rồi, con gái ba tuổi của tôi và cậu bé hàng xóm bốn tuổi chơi với nhau ở hẻm trong nhà. Sau đó chúng dắt nhau ra ngõ, định sang nhà anh Nghé cách chừng 10 mét chơi.

Cách nhà Nghé khoảng 3 m nữa thôi, mẹ cậu bé phát hiện và bắt quay về. Lý do được đưa ra là ngõ rất nhiều xe và xe chạy khá ẩu, không an toàn. Nếu ở quê, con tôi có thể tự mình đi xa hơn thế, có thể chạy sang hàng xóm chơi thoải mái hơn thế.

Trẻ con thường thèm thuồng đủ thứ. Những thứ trẻ con thích chủ yếu là quà vặt.

Xem tivi thấy các bạn trẻ phố được đi chơi công viên, ngồi đu quay, cưỡi ngựa gỗ, được sinh hoạt trong các cung văn hóa thiếu nhi, lòng tôi ao ước lắm.

Đi học, đọc những áng văn viết về thành phố với cuộc sống rộn rã, nhộn nhịp muôn màu, rồi những bài văn về cuộc sống gia đình có bố mẹ làm ca, tan tầm, tắc đường, kẹt xe, tất cả đều cuốn hút tôi.

Cảm giác lúc ấy của tôi chỉ muốn được trải nghiệm xem cuộc sống nơi đô thị thế nào.

Bài liên quan: 12 lợi ích cốt lõi

Bố mẹ làm nông nghiệp, hai quê nội ngoại là hai xóm cạnh nhau nên hầu như tôi chẳng được đi đâu xa qua lũy tre làng.

Nhiều lúc, tôi thầm ao ước mình có những bà con họ hàng ở xa tít để cũng giống như các bạn, tôi có những kỳ nghỉ hè, hoặc những chuyến đi chơi xa thú vị.

Cũng may, hồi ấy chủ đề văn chương trong nhà trường chủ yếu xoay quanh cuộc sống nông thôn. Tôi từng cười rúc rích vì ngô nghê của học sinh thành phố khi tả con gà, con trâu. Tôi cũng từng giật mình vì, nếu cho mình viết về đề tài thành phố, chắc rằng vẫn thấp thoáng cánh đồng đâu đó thôi.

Trẻ quê thường được thả rông chơi đùa vì có không gian rộng rãi, thoáng mát và khá an toàn Ảnh: photocontest.vietnamheritage.com.vn

Năm lớp 4, tôi được đi thi học sinh giỏi huyện, đánh dấu mốc son lần đầu đi quá lũy tre làng. Để đến được địa điểm thi ở xã khác, cách khoảng 10km, chúng tôi phải qua trung tâm huyện.

Thế là tôi biết trung tâm huyện và tranh thủ ngắm nghía để về kể, khoe với các bạn. Trước đó chúng tôi đã có cuộc tranh luận với nhau về chợ huyện, nào là từ nhà đi đến đó xa thế nào, chợ đẹp ra sao dù chưa đứa nào trong chúng tôi từng đặt chân đến chợ huyện, toàn là nghe qua lời kể.

Lên lớp 5, tôi có chuyến xa hơn, lần đầu được tới Thị xã Hải Dương để thi cấp tỉnh. Tôi tranh thủ ngắm nghía thị xã, ngắm những nhà cao tầng và ngắm cả đèn giao thông. Sau lần ấy, tôi có dịp ở lại thị xã khoảng hai tháng để ôn thi cấp toàn quốc. Ấy là lần đầu tiên tôi có đủ thì giờ trải nghiệm cuộc sống phố xá, được ăn những món  ở quê chưa từng bao giờ nếm, được quen với các bạn thành phố.

Bây giờ, khi đã sống và làm việc ở Hà Nội, tôi lại thấy nhớ quê, thèm quê và thấy mình may mắn khi là đứa trẻ quê. Tôi thấy con tôi thiệt thòi hơn mình ngày xưa. Một tháng, may mắn thì đôi lần con được bố mẹ đưa đi công viên ngồi đu quay hoặc đi siêu thị.

Bài liên quan: Giáo dục sớm có quá sớm

Những trẻ phố về quê thường ít chào hỏi. Ngày xưa, tôi cứ tưởng họ chảnh. Bây giờ tôi hiểu được phần nào lý do. Ở quê, đứa trẻ có thể biết hết các ông già, bà cả, các cô bác trong làng, đi đâu gặp ai cũng chào cũng hỏi. Ở phố thì không thế.

Trẻ quê thường được thả rông chơi đùa vì có không gian rộng rãi, thoáng mát và khá an toàn. Mới 4-5 tuổi, hai chị em tôi đã tự đi từ nhà đến trường mẫu giáo và chiều lại tự đưa nhau về. Chúng tôi được chơi thành nhóm (với rất nhiều bạn hàng xóm), tự tổ chức các trò chơi và tự trải nghiệm.

Còn may cho con gái tôi, cháu vẫn có quê để về và ít nhất đó cũng là cơ hội cho cháu tự trải nghiệm. Con được biết cuộc sống phố xá và cũng được trải nghiệm cuộc sống nông thôn nhiều điều thú vị.

Phạm Thị Phượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÁO CÁO & PHÂN TÍCH

THANH HOÁ
Tại sao thời trang nhanh lại là vấn đề của đại dương

Giá quần áo thường tương đối thấp và nhiều người trong chúng ta cảm thấy phấn khích khi thường xuyên mặc quần áo mới. Nhưng liệu việc cố gắng sở dụng những thiết kế mới nhất có phải trả giá

17/09/2024

Thêm về Thanh Hoá

BÌNH THUẬN
Truyền thống văn hoá dân tộc chính là cội nguồn sức mạnh của toàn dân tộc

Ngày 16/9/2024, tại TP Hải Phòng, Công ty CP Viện Phong thủy Khoa học Toàn cầu (thuộc Công ty CP Xherozone) tổ chức Hội thảo: “Diễn trình lịch sử Văn hoá – Kiến trúc – Phong thuỷ – Mỹ thuật

16/09/2024

Thêm về Bình Thuận

QUẢNG NINH
Vai trò của đại dương trong nền văn hóa bản địa

Đại dương không chỉ là những khối nước mênh mông; chúng là mạch sống, là

16/09/2024

Thêm về Quảng Ninh

BÀ RỊA VŨNG TÀU
Loại rong biển nào có hương vị ngon nhất

Sử dụng tảo bẹ như một loại gia vị tươi ngon, giàu khoáng chất và

16/09/2024

Thêm về Bà Rịa - Vũng Tàu

HẢI PHÒNG
Cảng cá gần 185 tỉ đồng, 12 năm khai thác có 0 tấn hải sản qua cảng

Năm 2010, Quảng Ngãi bỏ ra gần 185 tỉ đồng xây dựng cầu cảng cá

16/09/2024

Thêm về Hải Phòng