Nghề nuôi biển nhiều nơi thiệt hại hơn 90% vì bão Yagi

41

Đó là thông tin được ông Nguyễn Việt Thắng, chủ tịch Hội Thủy sản Việt Nam, đưa ra tại họp báo giới thiệu Triển lãm quốc tế chuyên ngành thủy sản tại Việt Nam – Aquaculture Vietnam 2024 ngày 10-9 tại TP.HCM.

Hàng trăm chòi canh nuôi ngao tại bãi Đồng Châu, Tiền Hải, Thái Bình bị gió bão cuốn bay | NAM TRẦN

Ông Thắng cho biết qua nắm bắt sơ bộ thông tin từ các hội nghề cá ở phía Bắc như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình… cho thấy cơn bão số 3 Yagi vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho nghề cá các địa phương ven biển, nhất là nghề nuôi biển.

Trong đó phần lớn các khu vực nuôi lồng bè ở Quảng Ninh, Hải Phòng bị thiệt hại nặng nề bởi bão, có những khu vực thiệt hại đến 90%, thậm chí 99%. Nghề cá nhiều tỉnh thành trong đất liền cũng hưởng nặng do mưa lớn gây lũ lụt.

“Trước mắt chúng tôi kêu gọi các địa phương ổn định sản xuất, phục hồi sau bão, còn vấn đề nguyên nhân hay trách nhiệm ra sao thì chưa bàn đến.

Nhưng qua đây cũng cho thấy nghề nuôi biển của Việt Nam cần tổ chức lại với việc quy hoạch các vùng nuôi, đối tượng nuôi, công nghệ nuôi cho hiệu quả, an toàn và có thể hạn chế thiệt hại trước các tác động của thời tiết như cơn bão vừa qua”, ông Thắng nói.

Nghề nuôi biển Việt Nam cần có nhiều thay đổi để thích ứng với biến đổi khí hậu | C.CÔNG

TS Lê Thanh Lựu, giám đốc Trung tâm hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), cho biết ngành thủy sản Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, đặc biệt là biến đổi khí hậu gây ra nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng và thời tiết cực đoan, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nuôi trồng.

Áp lực giảm phát thải khí nhà kính đòi hỏi thay đổi phương thức sản xuất. Bên cạnh đó là vấn đề giá đầu vào tăng trong khi giá sản phẩm không ổn định, chất lượng con giống và công nghệ nuôi trồng chưa thích ứng với biến đổi khí hậu.

Để giải quyết, ngành cần đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ nuôi trồng thích ứng với biến đổi khí hậu; Xây dựng lộ trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn và kinh tế xanh;

Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân chuyển đổi phương thức sản xuất, đạt chứng chỉ cần thiết và thích ứng với yêu cầu giảm phát thải carbon.

Theo số liệu từ Cục Thủy sản, 6 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng thủy sản cả nước đạt trên 4,38 triệu tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Kim ngạch xuất khẩu đạt 4,355 tỉ USD, tăng 4,9%. Tuy nhiên ngành vẫn đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, biến đổi khí hậu và cạnh tranh quốc tế gay gắt.

Theo Tuổi Trẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÁO CÁO & PHÂN TÍCH

THANH HOÁ
Huế đề nghị dừng dự án thả, trồng san hô 170 tỉ đồng

Tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị dừng dự án trồng, phục hồi san hô trên địa bàn vì chưa thể xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật cho dự án đặc thù này. Ngày 19-11, ông Nguyễn Đình Đức,

22 giờ trước

Thêm về Thanh Hoá

BÌNH THUẬN
Dạy trẻ em về cá mập là điều quan trọng để bảo tồn đại dương

Hơn một phần ba số cá mập cần hành động bảo tồn ngay lập tức, nhưng nỗi sợ cá mập thường làm lu mờ tất cả những lợi ích quan trọng của chúng đối với thế giới. Con người cần

22 giờ trước

Thêm về Bình Thuận

QUẢNG NINH
Thủy liệu pháp tắm rong biển: Tận hưởng sức mạnh phục hồi trong trải nghiệm spa tại nhà!

Thủy trị liệu là gì? Thủy trị liệu là một hình thức y học thay

22 giờ trước

Thêm về Quảng Ninh

BÀ RỊA VŨNG TÀU
Rong biển như thức ăn cho não

Tình trạng thiếu lương thực trên toàn cầu trước đây luôn gắn liền với hạn

22 giờ trước

Thêm về Bà Rịa - Vũng Tàu

HẢI PHÒNG
Từ thức ăn đến bồn tắm, tiềm năng của rong biển đang được khai thác

Thị trường tảo bẹ, “rau diếp biển” và các loại tảo khác đang phát triển

22 giờ trước

Thêm về Hải Phòng