Kho báu dược phẩm dưới đại dương và cơ hội cacbon xanh

13

Dưới những tầng nước sâu thẳm, đại dương đang che giấu một kho tàng tài nguyên sinh học quý giá – nơi chứa đựng tiềm năng to lớn cho ngành dược phẩm – công nghệ sinh học, đồng thời trở thành mảnh đất màu mỡ cho thị trường cacbon xanh.

Hệ sinh thái rạn san hô đa dạng với nhiều đàn cá và nhiều loài sinh vật biển khác nhau | frontiersin

Nền tảng của dược phẩm thế hệ mới

Đại dương đang che giấu một kho tàng sinh học vô giá, nơi hàng triệu loài sinh vật biển – từ vi sinh vật, rong biển, san hô đến động vật thân mềm – sinh tồn và tiến hóa trong điều kiện khắc nghiệt. Chính sự đa dạng và độc đáo của hệ gen biển này đã làm nảy sinh những hoạt chất sinh học có giá trị y sinh cao, mở ra một hướng đi mới cho ngành dược phẩm sinh học và công nghệ sinh học biển.

Theo đánh giá của Marine Biodiversity Science Center, hệ sinh thái biển là một “cỗ máy kinh tế trị giá hàng nghìn tỷ USD”, không chỉ nhờ vào giá trị thủy sản hay du lịch, mà còn bởi khả năng cung cấp hoạt chất y sinh độc đáo chưa từng được khám phá trên cạn

Các hợp chất như fucoxanthin từ tảo nâu, phlorotannin từ rong biển hoặc enzyme từ vi sinh vật biển đã được chứng minh có hoạt tính chống oxy hóa, chống viêm, kháng ung thư và bảo vệ thần kinh.

Trong lĩnh vực hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer, các nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng ức chế enzyme AChE và bảo vệ tế bào thần kinh của các chiết xuất từ tảo biển là rất tiềm năng – một hướng đi mới mà các quốc gia biển như Nhật Bản, Hàn Quốc đang khai thác mạnh.

 Từ phòng thí nghiệm đến thị trường

Tiềm năng là rõ ràng, nhưng để khai thác giá trị từ biển, cần đến những hệ sinh thái khoa học – công nghệ – sản xuất hiệu quả.

Việt Nam trong những năm qua đã có những bước đi đầu tiên, với việc xây dựng các bộ sưu tập vi tảo, rong biển nội địa; nghiên cứu nuôi cấy vi sinh vật biển; ứng dụng công nghệ chiết tách sinh học và lên men để sản xuất enzyme, peptide và hoạt chất quý.

Một số đơn vị nghiên cứu như Viện Công nghệ Sinh học – Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, hay Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga đã có những đóng góp đáng kể trong việc phát triển hoạt chất biển có tiềm năng ứng dụng dược phẩm và thực phẩm chức năng.

Dữ liệu sinh học và nguồn gen từ hệ sinh thái biển Việt Nam nếu được số hóa, chuẩn hóa, sẽ là tài nguyên chiến lược cho ngành công nghệ sinh học xanh – lĩnh vực đang tăng trưởng mạnh trên toàn cầu.

 Cacbon xanh đại dương

Bên cạnh giá trị y sinh, đại dương còn giữ vai trò sống còn trong chu trình hấp thụ carbon. Hệ sinh thái biển như rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rong biển có khả năng hấp thụ và lưu trữ CO₂ gấp nhiều lần rừng trên cạn.

Đây là cơ sở hình thành khái niệm “cacbon xanh đại dương (blue carbon)” – đang được nhiều quốc gia triển khai như một phần trong chiến lược trung hòa khí thải.

Theo MarineBiodiversity.ca, cacbon xanh có thể trở thành một “thị trường tỷ đô mới” nếu được định giá, đo đếm và giao dịch một cách minh bạch.

Các quốc gia ven biển có thể bán tín chỉ cacbon xanh từ các vùng sinh thái được bảo tồn và phục hồi, vừa hỗ trợ tài chính cho cộng đồng ven biển, vừa đóng góp thiết thực vào cam kết giảm phát thải toàn cầu.

Việt Nam – với hàng ngàn héc-ta rừng ngập mặn và thảm cỏ biển – đang đứng trước cơ hội tham gia thị trường này, nếu có cơ chế đo lường, xác nhận và quản lý tín chỉ carbon biển một cách minh bạch, khoa học và hiệu quả.

Đồ họa thông tin cho thấy giá trị kinh tế của các dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn | frontiersin

Thách thức và định hướng phát triển

Dù tiềm năng dược liệu biển và thị trường cacbon xanh là rất lớn, song hiện nay, Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc khai thác và ứng dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này.

Một trong những rào cản lớn là thiếu hệ thống dữ liệu sinh học biển toàn diện, bao gồm các bộ sưu tập giống tảo, vi sinh vật, rong biển – nền tảng thiết yếu cho các nghiên cứu R&D và phát triển sản phẩm.

Bên cạnh đó, sự kết nối giữa các viện nghiên cứu khoa học với doanh nghiệp còn rời rạc, khiến quá trình chuyển giao công nghệ chậm, sản phẩm từ nghiên cứu khó bước ra thị trường.

Đặc biệt, việc xây dựng thị trường cacbon xanh đại dương ở nước ta còn ở giai đoạn khởi đầu, thiếu các quy chuẩn đo đếm, xác nhận tín chỉ carbon theo tiêu chuẩn quốc tế – yếu tố quan trọng nếu muốn hội nhập vào mạng lưới thị trường xanh toàn cầu.

Trước thực tế đó, việc đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ sinh học biển, đặc biệt là các nền tảng phân tích dữ liệu gen, chiết xuất hoạt chất và nuôi cấy sinh vật biển, là điều cấp thiết.

Đồng thời, Việt Nam cần xây dựng chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hỗ trợ khởi nghiệp từ biển và hình thành hệ sinh thái liên kết bền vững giữa khoa học – doanh nghiệp – cộng đồng. Đặc biệt, việc lồng ghép khoa học biển vào phát triển sinh kế ven biển sẽ tạo ra sự lan tỏa, nâng cao giá trị kinh tế và môi trường cho toàn vùng ven biển.

Khi thế giới bước vào giai đoạn biến đổi khí hậu không thể đảo ngược, việc nhìn đại dương như một tài nguyên truyền thống là chưa đủ. Biển chính là nơi ẩn chứa lời giải cho các bài toán tương lai: từ dược phẩm mới, năng lượng xanh, đến cân bằng khí hậu và tạo sinh kế bền vững.

Việt Nam đang sở hữu những yếu tố nền tảng – hệ sinh thái biển đa dạng, tri thức khoa học đã tích lũy, và cộng đồng ven biển giàu truyền thống. Vấn đề còn lại là kết nối các yếu tố ấy thành sức mạnh liên ngành, để “kho báu dưới làn sóng” thật sự được khai phá – không chỉ cho hôm nay, mà cho cả những thế hệ mai sau.

Hoàng Nguyên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÁO CÁO & PHÂN TÍCH

THANH HOÁ
Một doanh nghiệp Việt vừa hạ thủy thành công “cỗ máy khổng lồ” gần 3.400 tấn, minh chứng năng lực chế tạo đỉnh cao

Một doanh nghiệp Việt vừa hạ thủy và bàn giao topside gần 3.400 tấn, khẳng định bước tiến lớn trong chế tạo công trình biển đạt chuẩn quốc tế. PV Shipyard chinh phục dự án điện gió ngoài khơi quốc

23 giờ trước

Thêm về Thanh Hoá

BÌNH THUẬN
Đừng để du khách ‘né’ Mũi Né!

Nhiều bạn đọc cho rằng bờ biển Mũi Né hiện nay quá “nhếch nhác”, trong đó có những con “quái vật” (gọi là kè mềm) làm cho biển xấu đi, cần có các giải pháp đồng bộ, hiệu quả để

23 giờ trước

Thêm về Bình Thuận

QUẢNG NINH
Tháo dỡ tàu hàng mắc cạn từng là điểm check-in ở Ninh Thuận cũ

Khánh HòaTàu Thành Hưng 06 nặng hơn 4.500 tấn, mắc cạn từ năm 2023 và

23 giờ trước

Thêm về Quảng Ninh

BÀ RỊA VŨNG TÀU
Vịnh Nha Trang: Khi những “nghĩa địa san hô” lên tiếng

Vịnh Nha Trang từng được mệnh danh là một trong những vùng biển đa dạng

23 giờ trước

Thêm về Bà Rịa - Vũng Tàu

HẢI PHÒNG
Nhựa tan trong đại dương – Giải pháp đột phá từ Nhật Bản

Ô nhiễm nhựa ở đại dương là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất

08/07/2025

Thêm về Hải Phòng