Học để hành – Giáo dục khí hậu theo cách trao quyền

7

“Chúng ta không thể mong đợi người trẻ hành động vì điều mà họ chưa từng được hiểu rõ hay cảm nhận sâu sắc.”
– TS. Elin Kelsey, đồng tác giả nghiên cứu

Giáo dục về đại dương và khí hậu không thể chỉ dừng ở những bài giảng khô cứng hay lý thuyết hàn lâm. Để thế hệ trẻ thực sự nhập cuộc với các vấn đề môi trường, chúng ta cần một cách tiếp cận khác – mang tính đối thoại, trải nghiệm và đồng sáng tạo.

Với hơn 1,2 tỷ người dưới 24 tuổi trên toàn thế giới, những người trẻ tuổi chính là mục tiêu rõ ràng để nâng cao nhận thức về bảo tồn đại dương. Trong ảnh là học sinh Malaysia tham gia don dẹp bờ biển | thecommonwealth

Từ lớp học ra thực địa

Những chương trình học có yếu tố thực hành – như quan sát ngoài thiên nhiên, làm thí nghiệm, tham gia khảo sát môi trường – không chỉ khơi dậy hứng thú học tập mà còn giúp học sinh hình thành mối liên kết cảm xúc với đại dương và khí hậu.

Tại nhiều quốc gia, các sáng kiến như “Trường học bên bờ biển”, “Thí nghiệm ngoài trời”, hay “Hành trình khám phá thiên nhiên” đang giúp học sinh nhận ra: học không chỉ là ghi nhớ mà còn là trải nghiệm để hiểu và hành động.

Kelsey nhận định:

“Học tập qua trải nghiệm – nơi người trẻ được đặt câu hỏi, đưa ra ý tưởng và thử nghiệm các giải pháp – là con đường hiệu quả để nuôi dưỡng sự quan tâm dài lâu đến đại dương và khí hậu.”

Đối thoại thay vì áp đặt

Nhiều học sinh cảm thấy xa rời các chủ đề khoa học vì cách truyền đạt quá khô khan hoặc mang tính áp đặt. Thay vào đó, đối thoại cởi mở – nơi giáo viên và học sinh cùng trao đổi ý kiến, liên hệ với những điều xảy ra trong đời sống thực tế – sẽ giúp kiến thức trở nên sống động hơn.

Ví dụ, thay vì chỉ nói về “mực nước biển dâng”, giáo viên có thể hỏi:

“Nếu biển dâng thêm 1 mét, điều gì sẽ xảy ra với khu phố ven biển em thường ghé vào dịp hè?”

Câu hỏi đơn giản, nhưng tạo ra kết nối cá nhân mạnh mẽ – điều kiện tiên quyết để người trẻ sẵn sàng hành động.

Mô hình thiếu hụt và mô hình đối thoại trong truyền thông khoa học

Học đi đôi với cảm xúc tích cực

Một nghiên cứu quốc tế chỉ ra rằng những chương trình giáo dục môi trường có thể gây ra cảm xúc tiêu cực như lo lắng, sợ hãi nếu chỉ tập trung vào các viễn cảnh đen tối. Thay vào đó, những mô hình học tập kết hợp tư duy tích cực, hy vọng và hành động cụ thể sẽ giúp học sinh cảm thấy có khả năng thay đổi tương lai.

Học sinh không cần phải “cứu cả thế giới”, nhưng nếu các em hiểu rằng hành động nhỏ của mình – như hạn chế nhựa dùng một lần hay chia sẻ kiến thức với bạn bè – cũng góp phần bảo vệ đại dương, đó chính là sự khởi đầu của trao quyền.

Kỳ sau, chúng ta sẽ cùng bàn về một khía cạnh ngày càng bị mai một – mối liên hệ giữa người trẻ và thiên nhiên. Kỳ 5: “Tái kết nối với thiên nhiên – Giúp giới trẻ cảm và hiểu đại dương” sẽ là một hành trình tìm về điều vốn dĩ thân thuộc nhưng đang dần xa cách

Hoàng Nguyên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÁO CÁO & PHÂN TÍCH

THANH HOÁ
Được mùa cá cơm, người dân Phú Yên chế biến đủ loại từ hấp đến làm mắm

Nhiều ngư dân tỉnh Phú Yên phấn khởi khi đang vào vụ khai thác cá cơm. Cá giai đoạn này được mua với giá ổn định, sản lượng tốt. Từ 5h sáng mỗi ngày, nhiều phụ nữ tại xã An

16/04/2025

Thêm về Thanh Hoá

BÌNH THUẬN
ĐẠI DƯƠNG GỌI TÊN TUỔI TRẺ- Kỳ 2: Khi người trẻ lớn lên giữa sóng dữ

Trong hành trình định hình một tương lai xanh cho hành tinh, người trẻ đang và sẽ là những nhân tố quan trọng. Nhưng trước khi họ có thể trở thành những tác nhân thay đổi, họ phải vượt qua

16/04/2025

Thêm về Bình Thuận

QUẢNG NINH
Đại dương gọi tên tuổi trẻ

Trong loạt bài viết nhiều kỳ này, chúng ta sẽ cùng khám phá cách giới

15/04/2025

Thêm về Quảng Ninh

BÀ RỊA VŨNG TÀU
Giọng nữ vọng lên từ đáy Thái Bình Dương: Ngẫu nhiên… hay lời cảnh báo?

Vào ngày 1 tháng 3 năm 1999, một âm thanh kỳ lạ và rùng rợn

14/04/2025

Thêm về Bà Rịa - Vũng Tàu

HẢI PHÒNG
Kỷ nguyên tiến biển

Lần đầu tiên, hoạt động lấn biển được quy định tại luật Đất đai 2024,

14/04/2025

Thêm về Hải Phòng