Bà Nguyễn Nhã Quyên, Giám đốc Vận hành Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF) tiếp tục chia sẻ với Biển và Cuộc sống về vai trò của Quỹ khi tham gia Chương Trình “Giải Pháp Đổi Mới Tuần Hoàn Nhựa 2024”
+ SVF đã thực hiện những hoạt động cụ thể nào khác để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc giảm phát thải nhựa, ngoài việc tham gia Chương trình “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024”?
-Với phương châm “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển doanh nghiệp hướng đến phát triển bền vững”, SVF đã và đang có những hoạt động ở quy mô quốc gia và địa phương để thúc đẩy phát triển bền vững nói chung, qua đó, thúc đẩy giảm phát thải nhựa:
Chẳng hạn, Chương trình Innovation to Green Growth Summit (Inno2GG) là một trong các chương trình dấu ấn thường niên của SVF với mục tiêu thiết lập nhận thức mới cho lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam về xây dựng chiến lược thúc đẩy phát triển bền vững và sáng tạo.
Khi các cụm từ như đổi mới sáng tạo, công nghệ, tăng trưởng xanh, mục tiêu toàn cầu và phát triển bền vững, ESG trở nên phổ biến, các doanh chủ cần có những thông tin và kinh nghiệm thực tiễn để xác định các cách tiếp cận và ý tưởng phù hợp cho doanh nghiệp mình nhằm đem lại lợi ích đa phương và dài hạn. Hội nghị đem lại cơ hội giao lưu và hợp tác đa phương kết nối những chuyên gia, lãnh đạo, nhà đầu tư, nhà sáng tạo, các công ty khởi nghiệp có cùng quan tâm đến phát triển bền vững từ các ngành và lĩnh vực khác nhau.
Tiềm năng của mạng lưới kết nối này là các mối quan hệ hợp tác giao thương, đồng sáng tạo các cơ hội kinh doanh tiềm năng. Bên lề sự kiện là hoạt động trưng bày các sản phẩm nội thất từ rác tái chế, các giải pháp sáng tạo vật liệu mới, các sản phẩm công nghệ và sản phẩm phát triển trên nền giá trị bản địa, thể hiện những mảnh ghép đa dạng trong chuỗi giá trị kinh doanh bền vững.
Ở phương diện địa phương với các chương trình tác động trực tiếp đến doanh nhân doanh nghiệp thông qua các khóa ươm tạo đồng hành sở ban ngành địa phương, SVF đã và đang lan tỏa thông điệp và nhận thức về phát triển xanh, phát triển bền vững thông qua việc tư vấn thiết kế và đồng hành thực thi để đưa những xu hướng cấp tiến này đến từng doanh nghiệp tại địa phương.
SVF đã áp dụng những biện pháp cụ thể nào để khuyến khích doanh nghiệp sử dụng các giải pháp thân thiện với môi trường trong sản xuất kinh doanh của họ?
Một số biện pháp cụ thể để khuyến khích doanh nghiệp sử dụng các giải pháp thân thiện với môi trường trong sản xuất kinh doanh như sau:
- Nâng cao nhận thức và thay đổi tư duy:
– Thiết kế nội dung và triển khai chương trình nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
– Giúp cập nhật thông tin, xu hướng về các giải pháp thân thiện với môi trường, lợi ích của việc áp dụng các giải pháp này và các chính sách hỗ trợ từ chính phủ.
– Thay đổi tư duy của doanh nghiệp từ chỉ tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn sang lợi ích lâu dài, bao gồm cả lợi ích cho môi trường và xã hội.
- Hỗ trợ tài chính và kỹ thuật:
– Thiết kế và triển khai các chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp áp dụng các giải pháp thân thiện với môi trường
– Kết nối và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn tài chính từ mạng lưới đối tác của SVF.
– Kết nối doanh nghiệp với các chuyên gia và nhà cung cấp giải pháp môi trường.
- Khuyến khích hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm:
Tạo dựng mạng lưới kết nối giữa các doanh nghiệp để chia sẻ kinh nghiệm về áp dụng các giải pháp thân thiện với môi trường.
Hỗ trợ các doanh nghiệp hợp tác với nhau để phát triển các giải pháp chung và cùng nhau thực hiện các dự án bảo vệ môi trường.
Khuyến khích các doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp tiên phong trong việc áp dụng các giải pháp thân thiện với môi trường.
+ SVF có kế hoạch hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp khác để tăng cường nhận thức và hành động trong việc giảm phát thải nhựa không?
-Cùng với phương pháp “Nâng cao năng lực” thì “Kết nối nguồn lực” đã là một trong số những phương pháp mà SVF áp dụng cho các chương trình hỗ trợ và tác động của mình. Trong nhiệm vụ nâng cao nhận thức và hành động trong việc giảm phát thải nhựa, việc SVF hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp khác đóng vai trò vô cùng quan trọng.
SVF sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp trong hệ sinh thái phát triển bền vững và tuần hoàn nhựa như Cơ quan quản lý nhà nước, Doanh nghiệp, Tổ chức phi chính phủ, Trường đại học và viện nghiên cứu, Cộng đồng để cùng chung tay trong các hoạt động này
+Lợi ích mà doanh nghiệp có thể đạt được thông qua sự hỗ trợ của SVF trong việc giảm phát thải nhựa là gì và làm thế nào SVF định đoạt thành công của các hoạt động này?
-Doanh nghiệp có thể đạt được nhiều lợi ích khi tham gia các chương trình hỗ trợ của SVF, bao gồm:
Tăng cường hình ảnh thương hiệu: Doanh nghiệp được đánh giá cao bởi người tiêu dùng và cộng đồng khi thể hiện trách nhiệm với môi trường và được nhiều đối tác biết đến thông qua các chương trình hỗ trợ của SVF.
Mở ra cơ hội kinh doanh và đầu tư mới: Từ những chương trình hỗ trợ của SVF, doanh nghiệp có thể phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới thân thiện với môi trường. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ được kết nối với các đối tác và nguồn lực từ Việt Nam và quốc tế đang mong muốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp cam kết giảm phát thải nhựa hoặc cung cấp các giải pháp giúp giảm thiểu phát thải nhựa.
Nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc áp dụng các giải pháp sáng tạo và hiệu quả để giảm thiểu rác thải nhựa