Đối xử với trẻ như người lớn (Kỳ cuối)

16

Khen ngợi, phê bình chẳng ích gì

Trừng phạt, tước đoạt, khen ngợi, phê bình, phớt lờ, và nhiều cách khác nữa nhiều người lớn áp dụng thực sự không có tác dụng bao nhiêu trong dạy con có hành vi đúng mực,

làm như thế, thực ra, họ đang dạy con thói quen chỉ thích tìm cách báo đáp, săn lùng lời khen, hoặc rơi vào tình trạng phớt lờ, theo Brian Davis, từng trải nghiệm với hai con trai của mình.

chúng ta có xu hướng kiểm soát trẻ, từ chối cho chúng quyền tạo sáng kiến và sai lầm của riêng chúng. Ảnh: Playground.com

Cho con không gian

Nói như người Mỹ, chúng ta có xu hướng kiểm soát trẻ, từ chối cho chúng quyền tạo sáng kiến và sai lầm của riêng chúng.

Một đứa trẻ phải ngã rất nhiều trước khi chúng học cách để bước đi. Và chúng phải vấp ngã nhiều trước khi học chạy. Bằng cách cho con không gian vấp ngã và ngã – để thử nghiệm và thất bại – bạn giúp chúng học nhanh hơn.

Bài liên quan: 12 lợi ích cốt lõi

Bằng cách làm tất cả mọi thứ cho trẻ, chúng ta đang đối xử với trẻ như đối xử với con nít và kéo chúng vào trạng thái lệ thuộc.

Trẻ muốn được giúp đỡ. Làm mọi thứ cho con, chúng ta coi chúng như con nít thực sự và ru chúng vào trạng thái lệ thuộc

Nói như thế không có nghĩa bạn nên cho trẻ tự do đi lại trên đường cái quan để chúng học được bài học về tầm quan trọng của quan sát hai bên đường trước khi qua ngã tư. Vấn đề ở chỗ các bậc phụ huynh chúng ta có xu hướng nhầm lẫn bất tiện với nguy hiểm.

Một kinh nghiệm hay, hãy tự hỏi bản thân điều này: “Nếu con mình vít chặt một thứ nào đó đến mức không mở ra được, liệu có tốn hơn 20dollar để sửa chữa không, liệu có đau hơn một cái đầu gối bị xước không, hoặc mất hơn một giờ để dọn dẹp không?” (Hãy tự điều chỉnh căn cứ vào ngân sách tài chính /năng lực cảm xúc/quỹ thời gian của mình).

Cho trẻ không gian thử nghiệm và thất bại sẽ giúp trẻ học nhanh hơn. Ảnh: redfishinspections.com

Nuôi dạy theo cách che chở

Loại bỏ nguồn xung đột trước khi xung đột nảy sinh và cả cha mẹ cùng con cái sẽ hạnh phúc hơn nhiều.

Trường hợp của chúng tôi có nghĩa chuyển đồ có giá trị lên vị trí cao, bỏ vật dụng sắc, và bọc cả phần chân tường nhà cao ba bộ (khoảng trên một metre) bằng giấy bọc thịt (một loại giấy cement (xi-măng) Việt Nam hay dùng gói đồ lưu niệm, đựng bánh mì). Con trai chúng tôi vẽ trên các phần tường mà không, bạn biết đấy, làm hỏng cả bức tường của chúng tôi.

Đối xử với trẻ như đối xử với người lớn sẽ giúp cha mẹ thoát khỏi cảnh sểnh cái cần “kỷ luật”.

Chúng tôi nhận được sản phẩm lặp đi lặp lại của những thứ (do bọn trẻ vẽ hoặc dán đè lên) chúng tôi không thể thay thế hoặc loại bỏ. (Cuối cùng), thằng cu nhà tôi có sách, bút, ví của riêng mình. Bằng cách đó, con không còn lúc nào cũng đi xung quanh “vay mượn” những thứ ấy của cha mẹ nữa.

Làm việc nhà mang lại cho trẻ cảm giác mạnh mẽ về bổn phận. Ảnh: earlychildhoodlane.org

Yêu cầu giúp đỡ

Trẻ muốn được giúp đỡ. Làm mọi thứ cho con, chúng ta coi chúng như con nít thực sự và ru chúng vào trạng thái lệ thuộc. Thật tuyệt vời, với tư cách cha hoặc mẹ, khi cảm thấy điều đó cần thiết, nhưng cũng điều đó khiến chúng ta kiệt sức. Hãy giải phóng cho bản thân.

Hãy yêu cầu con giúp rửa bát. Hãy yêu cầu con giúp đập trứng. Hãy yêu cầu con giúp sắp xếp đồ đạc.

Nuôi dạy con không có nghĩa kiểm soát con

Khi trẻ lớn lên, hãy yêu cầu trẻ giúp những thứ bằng hoặc cao hơn mức độ phát triển của chúng. Điều đó thách thức trẻ và mang cho con cảm giác mạnh mẽ về bổn phận.

Bạn có nhớ lần đầu tiên cha mẹ cho phép bạn đỗ xe? Bạn còn nhớ lúc ấy cảm tháy vui thế nào không? Đó là cách một đứa trẻ ba tuổi cảm thấy khi bạn yêu cầu con giúp bạn quét nhà.

Bài liên quan: Đối xử với trẻ như người lớn (Kỳ 1)

Cuối cùng, đối xử với trẻ như đối xử với người lớn sẽ giúp cha mẹ thoát khỏi cảnh sểnh cái cần “kỷ luật”.

Hãy cho con những món quà như thế càng nhiều càng tốt. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy con muốn giúp đỡ (người khác) nhiều như thế nào

Trẻ là những sinh thể tí hon có nhu cầu thấu hiểu và cần bàn tay che chở.

Trừng phạt, tước đoạt, khen ngợi, phê bình, phớt lờ, và nhiều cách khác nữathực sự không có tác dụng bao nhiêu trong dạy con có hành vi đúng mực. Làm như thế, thực ra, họ đang dạy con mình thói quen thích đi tìm cách báo đáp, săn lùng lời khen, hoặc rơi vào vào tình trạng phớt lờ.

Rút cục, nuôi dạy con không có nghĩa kiểm soát con. Trẻ con không phải con thú không có lý trí sẵn sàng lạm dụng kiên nhẫn hay im lặng của bạn. Chúng là những sinh thể tí hon có nhu cầu thấu hiểu và cần một bàn tay che chở. Và khi nhận  những gì chúng cần, chúng thường là bức tranh đáng yêu nhường nào.

Cần thực hành và cần thời gian để thay đổi thói quen của bạn nhưng, sau một vài tháng, bạn sẽ ngạc nhiên thấy con biết cách tự kiểm soát bản thân thế nào. Chúc may mắn.

Trương Thị (Theo http://www.huffingtonpost.com/fatherly-/treat-your-child-like-an-adult_b_8248234.html?utm_hp_ref=parents-toddlers)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÁO CÁO & PHÂN TÍCH

THANH HOÁ
Loại rong biển nào có hương vị ngon nhất

Sử dụng tảo bẹ như một loại gia vị tươi ngon, giàu khoáng chất và vitamin, có vị mặn giống như khi bạn sử dụng muối.

18 giờ trước

Thêm về Thanh Hoá

BÌNH THUẬN
Cảng cá gần 185 tỉ đồng, 12 năm khai thác có 0 tấn hải sản qua cảng

Năm 2010, Quảng Ngãi bỏ ra gần 185 tỉ đồng xây dựng cầu cảng cá sông Trà Bồng, số tiền rất lớn thời điểm đó, đổi lại 0 tấn hải sản qua cảng. Ngày 12-9, UBND tỉnh đã có thông

18 giờ trước

Thêm về Bình Thuận

QUẢNG NINH
Nghề nuôi biển nhiều nơi thiệt hại hơn 90% vì bão Yagi

Đó là thông tin được ông Nguyễn Việt Thắng, chủ tịch Hội Thủy sản Việt

19 giờ trước

Thêm về Quảng Ninh

BÀ RỊA VŨNG TÀU
3 hình thái thời tiết xấu đang kết hợp gây nguy hiểm trên Biển Đông

Biển Đông đang có gió mạnh, sóng lớn do sự kết hợp của dải hội

19 giờ trước

Thêm về Bà Rịa - Vũng Tàu

HẢI PHÒNG
Nestlé hỗ trợ các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Trước những thiệt hại nặng nề mà siêu bão số 3 (Yagi) gây ra tại

15/09/2024

Thêm về Hải Phòng