Cua ẩn sĩ dần coi rác thải nhựa là nhà

34

Những bức ảnh gây sốc cho thấy cua ẩn sĩ ngày càng chuyển sang sử dụng rác thải nhựa làm lớp bảo vệ cơ thể trong bối cảnh mức độ ô nhiễm ở các đại dương trên thế giới đang ở mức kỷ lục.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy tổng cộng 386 con cua ẩn sĩ sử dụng vỏ nhân tạo – chủ yếu vỏ nhựa.

Phát hiện này dựa trên việc phân tích các bức ảnh do những người đam mê động vật hoang dã chụp và khám phá được công bố như một phần của nghiên cứu trên tạp chí Science of the Total Environment.

Marta Szulkin, Zuzanna Jagiello và Łukasz Dylewski tìm kiếm hình ảnh về cua ẩn sĩ trên internet và tìm thấy 386 trường hợp loài giáp xác này sử dụng vỏ nhân tạo – chủ yếu nắp nhựa.

Họ cũng tìm thấy loài cua này sử dụng cổ chai thủy tinh vỡ hoặc đầu kim loại của bóng đèn làm vỏ.

Các nhà nghiên cứu ước tính 10 trong số 16 loài cua ẩn sĩ trên cạn trên thế giới bắt đầu sử dụng nhựa như một loại áo giáp.

Mỗi năm có 19-23 triệu tấn rác thải nhựa rò rỉ vào hệ sinh thái dưới nước

Các nhà khoa học từ Đại học Warsaw và Đại học Poznań ở Ba Lan cho biết điều này nhấn mạnh tác động của ô nhiễm nhựa trên quy mô lớn.

Nhựa là loại rác thải phổ biến nhất được tìm thấy trong nước biển và nhiều nghiên cứu chỉ ra chúng có tác động rất có hại đến động vật hoang dã và môi trường.

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, hàng năm có 19-23 triệu tấn rác thải nhựa rò rỉ vào hệ sinh thái dưới nước, gây ô nhiễm hồ, sông và biển.

Một nghiên cứu gần đây cũng phát hiện, hiện nay ước tính có hơn 171 nghìn tỷ mảnh nhựa đang trôi nổi trên các đại dương trên thế giới.

Tổ chức Surfers Against Sewage (SaS) nói với tờ The Independent, những phát hiện của nghiên cứu mới này “còn hơn cả đáng sợ”.

“Nhựa làm nghẹt sông và biển, xâm nhập vào mọi ngóc ngách của môi trường” người phát ngôn của SaS cho biết thêm

Các nhà nghiên cứu tìm thấy tổng cộng 386 con cua ẩn sĩ sử dụng vỏ nhân tạo – chủ yếu nắp nhựa

Các tác giả của nghiên cứu mới cho biết rác thải nhựa có thể làm thay đổi đáng kể hành vi tự nhiên của động vật.

“’Cua ẩn sĩ cần bảo vệ phần bụng mềm của chúng. Chúng thường làm điều này bằng cách ẩn náu trong các vỏ do động vật giáp xác chết để lại. Một nơi ẩn náu như vậy không đủ cho cả cuộc đời vì sự phát triển của cua, mà còn vì sự cạnh tranh trong loài”, họ nói thêm.

Các tác giả nghiên cứu cho biết thêm, thay vì sử dụng vỏ sò, những sinh vật này bắt đầu sử dụng các vật dụng bằng nhựa nằm trên bãi biển và trong nước.

Các nhà nghiên cứu đã xác nhận sự xuất hiện của một hành vi mới ở cua ẩn sĩ bằng phương pháp iEcology – ám chỉ việc sử dụng nhiều nguồn dữ liệu trực tuyến khác nhau như một công cụ trong nghiên cứu sinh thái.

“Trong các bức ảnh, chúng tôi phát hiện tổng cộng 386 cá thể sử dụng vỏ nhân tạo – chủ yếu nắp nhựa, nhưng cũng có thể làm từ cổ chai thủy tinh vỡ hoặc đầu kim loại của bóng đèn.”

“Theo tính toán của chúng tôi, mười trong số mười sáu loài cua ẩn sĩ trên thế giới sử dụng loại nơi trú ẩn này. Hành vi bất thường này được quan sát thấy ở tất cả các vùng nhiệt đới trên Trái đất”, các nhà khoa học viết.

Các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu sâu hơn về lý do của hành vi này và tác động của nó đến quá trình tiến hóa của cua ẩn sĩ.

“Những phân tích này sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về hậu quả của ô nhiễm nhựa trong hệ sinh thái biển, cũng như sự tiến hóa của các loài trong bối cảnh áp lực tiến hóa mới liên quan đến Kỷ Anthropocene,” họ viết.

Tiến sĩ David Santillo, Nhà khoa học cấp cao của Đơn vị Khoa học thuộc tổ chức Greenpeace International, chia sẻ với tờ The Independent: “Chúng ta hiện đã sản xuất và xử lý quá nhiều rác thải nhựa đến mức đáng buồn là chúng đã trở thành một phần không thể thiếu của hầu hết mọi hệ sinh thái.”

“Những gì loài cua ẩn sĩ đang làm, khi lựa chọn nhựa và các loại rác thải khác thay vì vật liệu tự nhiên, có thể đóng vai trò như một lời cảnh báo trực quan về một vấn đề rộng lớn hơn nhưng thường ít được nhìn thấy do chính chúng ta tạo ra.”

“Khi nắp chai nhựa bị xói mòn quá mức không còn có thể dùng làm vỏ cho cua ẩn sĩ, các hạt nhựa siêu nhỏ mà chúng phân hủy có thể gây ra vấn đề cho các loài khác, xâm nhập vào chế độ ăn của san hô và các sinh vật nhỏ khác, không cung cấp giá trị dinh dưỡng và có khả năng vận chuyển các chất ô nhiễm độc hại khắp biển.”

Jade Chapman, phát ngôn viên của Surfers Against Sewage cho biết: “Động vật hoang dã trên hành tinh này không còn xa lạ với ô nhiễm nhựa và nó còn hơn cả nỗi kinh hoàng. Làm nghẹt sông ngòi và biển cả, nhựa ngấm vào mọi ngóc ngách của môi trường.”

“Đủ rồi. Chúng ta cần cấm nhựa dùng một lần và thúc đẩy việc tái sử dụng và tái chế các sản phẩm chúng ta đã có. Hãy để cho môi trường một cơ hội, chúng ta phải thúc đẩy Hiệp ước Nhựa Toàn cầu và ngừng chần chừ về Chương trình Hoàn trả Tiền ký quỹ trên toàn Vương quốc Anh.”

Ngân Hà (Theo The Independent)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÁO CÁO & PHÂN TÍCH

THANH HOÁ
Huế đề nghị dừng dự án thả, trồng san hô 170 tỉ đồng

Tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị dừng dự án trồng, phục hồi san hô trên địa bàn vì chưa thể xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật cho dự án đặc thù này. Ngày 19-11, ông Nguyễn Đình Đức,

23 giờ trước

Thêm về Thanh Hoá

BÌNH THUẬN
Dạy trẻ em về cá mập là điều quan trọng để bảo tồn đại dương

Hơn một phần ba số cá mập cần hành động bảo tồn ngay lập tức, nhưng nỗi sợ cá mập thường làm lu mờ tất cả những lợi ích quan trọng của chúng đối với thế giới. Con người cần

23 giờ trước

Thêm về Bình Thuận

QUẢNG NINH
Thủy liệu pháp tắm rong biển: Tận hưởng sức mạnh phục hồi trong trải nghiệm spa tại nhà!

Thủy trị liệu là gì? Thủy trị liệu là một hình thức y học thay

23 giờ trước

Thêm về Quảng Ninh

BÀ RỊA VŨNG TÀU
Rong biển như thức ăn cho não

Tình trạng thiếu lương thực trên toàn cầu trước đây luôn gắn liền với hạn

20/11/2024

Thêm về Bà Rịa - Vũng Tàu

HẢI PHÒNG
Từ thức ăn đến bồn tắm, tiềm năng của rong biển đang được khai thác

Thị trường tảo bẹ, “rau diếp biển” và các loại tảo khác đang phát triển

20/11/2024

Thêm về Hải Phòng