Bão Yagi tăng lên cấp 14, có thể đánh đắm tàu lớn

119
Bão số 3 tăng cấp nhanh chóng khi vào Biển Đông, tiệm cận cấp siêu bão

Bão Yagi, hay còn gọi là bão số 3, có thể tăng cấp nhanh chóng và đạt cấp 14, giật cấp 17 vào chiều tối 6.9.

Theo thang bão của Việt Nam thì cấp 14 là cơn bão rất mạnh và tiệm cận mức siêu bão. Vì sao bão Yagi có thể liên tục tăng vọt 6 cấp như vậy?

Chiều 3.9, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo: Đến 16 giờ ngày 6.9, bão Yagi có thể đạt cấp 14, giật cấp 17 và vị trí tâm bão ngay trên vùng biển phía đông đảo Hải Nam (Trung Quốc).

Thang bão của Việt Nam theo Quyết định số 18 của Chính phủ năm 2021, bão cấp 14 tương đương sức gió từ 150 – 166 km/giờ. Tác hại của sức gió cực kỳ lớn, sóng biển cực kỳ mạnh có thể đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn

Đáng chú ý, trong ngày 2.9, cơn bão có tên quốc tế là Yagi khi đang hoạt động ở vùng biển phía đông đảo Luzon (Philippines), chỉ mới đạt cấp 8 với tốc độ gió 62 – 74 km/giờ. Đây là cấp bão bình thường và sức gió có thể làm gãy cành cây, tốc mái nhà gây thiệt hại về nhà cửa. Biển động rất mạnh, rất nguy hiểm đối với tàu, thuyền.

Ngay khi vào Biển Đông sáng 3.9, đến buổi chiều bão số 3 mạnh lên và đạt cấp 9 với sức gió 75 – 88 km/giờ, giật cấp 11.

Giải thích về hiện tượng tăng cấp liên tục của bão Yagi, Th.S Lê Thị Xuân Lan, chuyên gia dự báo khí tượng thủy văn, nói: Trên vùng biển mà bão đang đi qua hiện nay nhiệt độ không khí gần mặt biển khá cao – từ 30 độ C trở lên. Khi nhiệt độ càng nóng thì lượng nước bốc hơi từ biển lên càng nhiều.

Trong quá trình chuyển pha từ thể hơi sang thể lỏng – là nước trong các khối mây giông, quá trình này tỏa thêm nhiệt khiến không khí nóng hơn. Quá trình này cứ vậy tiếp tục nên nó cung cấp thêm năng lượng cho hoàn lưu cơn bão khiến bão ngày càng mạnh.

“Trong tháng 8, Biển Đông không có cơn bão nào và nhiệt độ trên biển cũng như đất liền trung bình phổ biến cũng cao hơn trung bình nhiều năm. Biến đổi khí hậu góp phần xuất hiện ngày càng nhiều những cơn bão mạnh đến siêu bão trên các vùng biển Thái Bình Dương và cả Đại Tây Dương”, bà Lan nhận định.

Thang bão của Việt Nam theo Quyết định 18 của Chính phủ

Theo Thanh Niên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÁO CÁO & PHÂN TÍCH

THANH HOÁ
Trước khi sáp nhập Ninh Thuận, ở Khánh Hòa có một nông dân đầu tiên của Việt Nam nuôi cá ngoài biển xa nhất, cách đất liền 6 hải lý

Vừa qua, một hộ nuôi biển công nghệ cao ở huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) đã đưa 2.000 con cá chim vây vàng ra nuôi tại vùng biển Hòn Nội (huyện Cam Lâm). Đây là dấu mốc quan trọng

18/05/2025

Thêm về Thanh Hoá

BÌNH THUẬN
Sáu loài động vật đại dương dựa vào tảo bẹ để sinh tồn

Trên bề mặt, rừng tảo bẹ trông giống như cảnh biển thanh bình. Nhưng thực ra chúng là trung tâm nhộn nhịp của đa dạng sinh học. Là nơi sinh sống của hàng ngàn loài sinh vật biển từ thực

18/05/2025

Thêm về Bình Thuận

QUẢNG NINH
 Bí ẩn về cá đuối Manta màu hồng duy nhất thế giới

Biển cả luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu, và đôi khi, thiên nhiên lại

18/05/2025

Thêm về Quảng Ninh

BÀ RỊA VŨNG TÀU
Chính sách y tế công cộng: Tích hợp sức khỏe đại dương vào chiến lược quốc gia

SỨC KHỎE CON NGƯỜI BẮT ĐẦU TỪ ĐẠI DƯƠNG LTS: Đại dương là nơi khởi

18/05/2025

Thêm về Bà Rịa - Vũng Tàu

HẢI PHÒNG
Phát hiện kho chứa 40.000 gói rong biển không rõ nguồn gốc ở Bắc Ninh

Ngày 16/5, cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh đã phát hiện và thu giữ

18/05/2025

Thêm về Hải Phòng