Bao giờ dân ta được ăn rong biển của ta

811

Nằm trong chương trình hành động xây dựng bể chứa carbon từ rong biển, Hội Thủy sản Việt Nam tổ chức hội thảo “Khép kín chuỗi rong biển giá trị cao” với tham vọng tham gia thị trường hàng tỷ USD, qua đó thúc đẩy phát triển ngành rong biển vì đại dương bền vững

Ông Đinh Xuân Lập – Phó giám đốc ICAFIS, Hội Thủy sản Việt Nam, chia sẻ thông tin tại hội thảo “Kép kín chuổi rong biển chuỗi giá trị cao” | Như Quỳnh

Kéo và đẩy “vàng xanh” trị giá hàng tỷ USD ở Việt Nam

Phác thảo bức tranh thị trường rong biển toàn cầu lên đến 16-20 tỷ USD, với mức tăng trưởng 10% mỗi năm, ông Đinh Xuân Lập – Phó giám đốc ICAFIS, Hội thuỷ sản Việt Nam, ẩn ý miếng bánh của ngành hàng này rất lớn nếu biết tận dụng khai thác.

Nhưng khoan hãy nói về yếu tố kinh tế, rong biển được ví như “vàng xanh” từ cổ xưa đã được nhiều đối tượng quan tâm. Đối với các nhà khoa học, đây là một lĩnh vực nghiên cứu thú vị; các doanh nhân coi đây là nguồn tài nguyên của tương lai; và đối với một số người, đây là sự đóng góp cho chế độ ăn uống lành mạnh.

Các nhà hoạt động môi trường lại thích nói đến đến giá trị bền vững khi nó có thể cung cấp năng lượng xanh và xa hơn là gia nhập thị trường tín chỉ carbon mà Việt Nam cam kết đưa phát thải ròng về bằng không trong vòng vài chục năm nữa.

Trở lại câu chuyện kinh tế ông Lập nói muốn phát triển ngành rong biển Việt Nam cần có cả “kéo” lẫn “đẩy”. Tổng diện tích trồng rong biển ở Việt Nam xấp xỉ 900.000 ha, nhưng hiện tại diện tích khai thác mới được 16.000 ha, tương đương với sản lượng 150.000 tấn. Đây là dữ liệu mới nhất đến năm 2023.

Nếu nhìn trên biểu đồ, khu vực phát triển nhất là vùng Bắc Bộ tiếp đến Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và thấp nhất là vùng đồng bằng Sông Cửu Long

Hiện trạng ngành rong biển Việt Nam | ICAFIS

Nhìn vào bức tranh tổng thể đó cho thấy ngành rong biển Việt Nam phát triển chưa đồng đều bất chấp được đánh giá đã có hơn 10 năm triển khai. Một trong những nguyên nhân đó có phần do nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm vẫn theo hình thức tự phát và chưa hình thành liên kết chuỗi.

Điều đó dẫn đến giá rong nguyên liệu còn thấp và bấp bênh, không kích hoạt được người trồng đầu tư công sức vào trồng rong biển. Đây chính là khâu cần phải có lực “kéo” như ông Lập phân tích, chỉ khi người trồng nhận thấy lợi ích kinh tế, việc đầu tư công sức vào trồng rong biển mới được kích hoạt mạnh mẽ.

Trong khuôn khổ Hội thảo đã diễn ra Lễ ký kết liên kết khép kín chuỗi giá trị rong biển giá trị cao giữa Trung tâm Hợp tác quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), Công ty TNHH JapiFoods và Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Phát STP, đồng thời ra mắt các sản phẩm rong biển giá trị cao Việt Nam

Tạo lực kéo là làm sao nâng cao giá trị sản phẩm, trong bối cảnh 90% sản phẩm rong biển trên thị trường hiện nay đều nhập khẩu.

Nói đến vai trò của doanh nghiệp trong chế biến, tiêu thụ lại rơi vào vòng rắc rối muôn thủa của mọi lĩnh vực chứ chẳng riêng ngành rong biển.

Thôi cứ gọi đây là bài toán riêng của rong biển Việt Nam, có thể chỉ ra mấy đặc trưng khiến kéo không được mà đẩy cũng không xong như ông Lập nói tại hội thảo.

JAPIFOODS là đơn vị đầu tiên chiết xuất thành công tinh chất rong biển Việt Nam

Điểm nhấn đầu tiên là rong biển từ các hộ dân hiện chủ yếu được bán qua thương lái (chiếm trên 90%). Điều đó có nghĩa rong biển bán trực tiếp cho doanh nghiệp sản xuất chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, phần lớn được thu mua bởi mấy doanh nghiệp như Công ty Long Hải, JapiFoods, Trí Tín, Yến Sào Khánh Hoà….

Chưa nhiều doanh nghiệp tham gia vào phân khúc sản xuất rong biển, đặc biệt là sản phẩm chiết xuất.  Các sản phẩm rong đã qua chế biến chủ yếu là dòng snack, dòng cơm cuộn…được các công ty thương mại nhập và phân phối tại Việt Nam.

Có nghịch lý nữa là rong nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của các doanh nghiệp vẫn chủ yếu đến từ nguồn nhập, rong trong nước còn ít và giá cao hơn giá nhập.

Nghịch lý đó có thể được lý giải bởi nguyên nhân rong trồng tại Việt Nam sản lượng còn ít, chất lượng chưa đồng đều nên giá bán chưa được cao (một phần do chất lượng chưa ổn định).

Người dùng chưa quen và chưa có

Một lý do nữa kéo yếu là người tiêu dùng Việt Nam còn chưa biết hết giá trị của rong, chưa nhiều người thích dùng bởi không chịu được mùi tanh của thực vật chứa đầy giá trị dinh dưỡng này.

“Khép kín chuỗi rong biển giá trị cao” không biết có được gọi là slogan của ban tổ chức nhưng rõ ràng có khép kín mới mong ngành rong biển Việt Nam đạt được mục tiêu hình thành bể chứa carbon.

Đó là khép kín liên kết chuỗi từ cây giống, vùng trồng, sản xuất, thương mại và hệ thống tiêu thụ. Để làm được điều đó ông Lập cho rằng cần thúc đẩy kinh doanh có trách nhiệm trong chuỗi để chia sẻ giá trị, tạo động lực để người dân sẵn sàng trồng rong.

Việc cụ thể hơn là ứng dụng công nghệ cao, công nghệ chiết xuất để lấy được dưỡng chất quý của rong, cũng như khắc phục điểm yếu về mùi tanh. Từ đó phát triển sản phẩm giá trị cao gắn với nhu cầu thị trường song song với nâng cao nhận thức người tiêu dùng về giá trị dinh dưỡng của thực phẩm này.

Để giá trị kinh tế cho cả người trồng được nâng cao hơn, cần thức đẩy nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong chế biến rong để làm thuốc, nhựa sinh học, phụ gia thực phẩm.

Và để “đẩy” ông Lập phác thảo việc liên kết chuỗi giá trị gắn với vùng trồng của người dân, doanh nghiệp để cùng chia sẻ, lợi ích và giá trị, từ đó người dân mới sẵn lòng trồng và phát triển rong.

Nhưng cần thêm một đẩy nữa là giá trị dinh dưỡng của rong biển được biết đến rất nhiều, việc sử dụng rong biển như một thói quen góp phần không nhỏ trong việc nâng cao sức khỏe toàn dân. Bao giờ dân ta được ăn rong biển của ta nhỉ?

. Tây Giang

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÁO CÁO & PHÂN TÍCH

THANH HOÁ
Huế đề nghị dừng dự án thả, trồng san hô 170 tỉ đồng

Tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị dừng dự án trồng, phục hồi san hô trên địa bàn vì chưa thể xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật cho dự án đặc thù này. Ngày 19-11, ông Nguyễn Đình Đức,

20 giờ trước

Thêm về Thanh Hoá

BÌNH THUẬN
Dạy trẻ em về cá mập là điều quan trọng để bảo tồn đại dương

Hơn một phần ba số cá mập cần hành động bảo tồn ngay lập tức, nhưng nỗi sợ cá mập thường làm lu mờ tất cả những lợi ích quan trọng của chúng đối với thế giới. Con người cần

20 giờ trước

Thêm về Bình Thuận

QUẢNG NINH
Thủy liệu pháp tắm rong biển: Tận hưởng sức mạnh phục hồi trong trải nghiệm spa tại nhà!

Thủy trị liệu là gì? Thủy trị liệu là một hình thức y học thay

20 giờ trước

Thêm về Quảng Ninh

BÀ RỊA VŨNG TÀU
Rong biển như thức ăn cho não

Tình trạng thiếu lương thực trên toàn cầu trước đây luôn gắn liền với hạn

20 giờ trước

Thêm về Bà Rịa - Vũng Tàu

HẢI PHÒNG
Từ thức ăn đến bồn tắm, tiềm năng của rong biển đang được khai thác

Thị trường tảo bẹ, “rau diếp biển” và các loại tảo khác đang phát triển

21 giờ trước

Thêm về Hải Phòng