Bạc Liêu thống nhất ban bố tình trạng khẩn cấp sạt lở đê Biển Đông

97
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu thống nhất ban bố tình trạng khẩn cấp sạt lở đê Biển Đông, đồng thời yêu cầu cơ quan chức năng phải chủ động rà soát các đoạn đê có nguy cơ sạt lở để chủ động phương án phòng chống thiên tai từ sớm.
Ngày 6-8, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều chủ trì họp Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bạc Liêu để bàn phương án khắc phục tình trạng sạt lở đê Biển Đông đoạn giáp ranh hai tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng, thuộc địa bàn xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu.
Tại buổi họp, ông Thiều thống nhất ban bố tình trạng khẩn cấp và thống nhất phương án xử lý, khắc phục sự cố sạt lở tuyến đê Biển Đông nêu trên.
Đồng thời, chủ tịch tỉnh Bạc Liêu cũng yêu cầu các địa phương rà soát lại các đoạn đê có nguy cơ sạt lở và kịp thời ban bố tình trạng khẩn cấp nếu thấy nguy cơ sạt lở có thể xảy ra, để chủ động các phương án phòng chống thiên tai từ sớm.
Ngoài ra cần có sự chuẩn bị cụ thể, rõ ràng để khắc phục ngay khi sự cố xảy ra, đảm bảo an toàn tính mạng và đảm bảo sản xuất cho người dân, tránh trường hợp như sự cố sạt lở vừa qua sẽ khiến tỉnh bị động và gặp khó khăn trong xử lý, nhất là khó khăn về kinh phí để khắc phục, xử lý sớm nhất, nhanh nhất.
Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bạc Liêu, vài ngày qua và tính đến thời điểm hiện nay tổng chiều dài sạt lở của đoạn đê Biển Đông khoảng 100m, gồm hai vị trí.
Vị trí thứ nhất là đoạn giáp ranh xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) hướng về phía tây dài 50m, có chiều rộng sạt lở 5m, sâu 1,5m. Vị trí thứ hai đoạn từ cầu Chiên Túp 1 hướng về phía đông dài 50m, có chiều rộng sạt lở 10m, sâu 1,5m.
Sạt lở tại đoạn đê Biển Đông nêu trên chưa gây thiệt hại về người và tài sản của người dân.
Tuy nhiên, do vị trí đoạn sạt lở này không còn rừng phòng hộ trước đê nên trong thời gian tới triều cường kết hợp với gió mạnh, sóng to sẽ còn tiếp tục đánh trực tiếp vào gây sạt lở mái đê và thân đê làm cho tình hình sạt lở càng nghiêm trọng hơn.
Đồng thời, khi triều cường dâng cao kết hợp gió mạnh trên biển sẽ có khả năng tạo thành các cơn sóng rất lớn làm nước biển tràn qua đê sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, tình hình sản xuất, an toàn tính mạng và tài sản của một số hộ dân phía sau đoạn đê.
Hiện nay Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu đã chỉ đạo Chi cục Thủy lợi phối hợp cùng UBND thành phố Bạc Liêu cử cán bộ theo dõi, kiểm tra, giám sát diễn biến sự cố sạt lở, cắm biển cảnh báo sạt lở tại khu vực.
Theo Tuổi Trẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÁO CÁO & PHÂN TÍCH

THANH HOÁ
Trước khi sáp nhập Ninh Thuận, ở Khánh Hòa có một nông dân đầu tiên của Việt Nam nuôi cá ngoài biển xa nhất, cách đất liền 6 hải lý

Vừa qua, một hộ nuôi biển công nghệ cao ở huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) đã đưa 2.000 con cá chim vây vàng ra nuôi tại vùng biển Hòn Nội (huyện Cam Lâm). Đây là dấu mốc quan trọng

18/05/2025

Thêm về Thanh Hoá

BÌNH THUẬN
Sáu loài động vật đại dương dựa vào tảo bẹ để sinh tồn

Trên bề mặt, rừng tảo bẹ trông giống như cảnh biển thanh bình. Nhưng thực ra chúng là trung tâm nhộn nhịp của đa dạng sinh học. Là nơi sinh sống của hàng ngàn loài sinh vật biển từ thực

18/05/2025

Thêm về Bình Thuận

QUẢNG NINH
 Bí ẩn về cá đuối Manta màu hồng duy nhất thế giới

Biển cả luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu, và đôi khi, thiên nhiên lại

18/05/2025

Thêm về Quảng Ninh

BÀ RỊA VŨNG TÀU
Chính sách y tế công cộng: Tích hợp sức khỏe đại dương vào chiến lược quốc gia

SỨC KHỎE CON NGƯỜI BẮT ĐẦU TỪ ĐẠI DƯƠNG LTS: Đại dương là nơi khởi

18/05/2025

Thêm về Bà Rịa - Vũng Tàu

HẢI PHÒNG
Phát hiện kho chứa 40.000 gói rong biển không rõ nguồn gốc ở Bắc Ninh

Ngày 16/5, cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh đã phát hiện và thu giữ

18/05/2025

Thêm về Hải Phòng