Cùng Cảnh sát biển Việt Nam – Trung Quốc tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

20

Để tham gia chuyến tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ Việt Nam – Trung Quốc lần 1 năm 2024, chiều ngày 24/4/2-24, PV Tạp chí Biển đã có mặt trên tàu Cảnh sát Biển (CSB) số 8004, đang neo đậu tại căn cứ Hải đoàn 11, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển vùng 1, TP Hải Phòng, sẵn sàng ra khơi làm nhiệm vụ.

Các chuyến tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ được tổ chức thường niên, sau khi Hiệp định được ký kết giữa hai nước diễn ra ngày 25/12/2000. Đây là lần thứ tám hoạt động tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Cảnh sát biển hai nước được tổ chức, và là lần thứ nhất trong năm 2024.

Tham gia chuyến tuần tra, về phía CSB biển Việt Nam có biên đội tầu CSB Vùng 1, gồm tầu CSB 8004 tầu và CSB 8003, do Đại tá Lương Cao Khải, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Vùng CSB 1 làm chỉ huy trưởng lực lượng tuần tra liên hợp Việt Nam.

 

Phía CSB Trung Quốc có biên đội tầu Hải cảnh 4302 và 4203, do Đại tá Ngô Ấu Lâm, Phó Cục trưởng Phân cục Nam Hải làm chỉ huy trưởng lực lượng tuần tra liên hợp Trung Quốc.

Tham gia đoàn công tác CSB Việt Nam còn có đại diện lực lượng Bộ đội Biên phòng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn một số tỉnh, thành ven biển, Chi cục Kiểm ngư Vùng 1, Cục Hải quan Thành phố Hải Phòng và một số đơn vị khác.

Theo lịch trình, chuyến tuần tra lần này kéo dài từ điểm nhất và kết thúc tại điểm thứ 13 (tức từ điểm 21 đến điểm số 09 trên đường phân định Vịnh Bắc Bộ Việt Nam – Trung Quốc, với tổng quãng đường dài 225,5 hải lý. Thời gian tuần tra gồm 6 ngày, từ 14,30 h ngày 15/4 đến 16,30h ngày 30/4/2024.

 

Trong chuyến tuần tra liên hợp lần này, lực lượng CSB hai nước đã tiến hành các nội dung: Hội đàm trao đổi; kiểm tra, giám sát tàu thuyền của ngư dân khai thác thủy, hải sản trong vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ; tuyên truyền về quy chế hoạt động, ứng xử, phổ biến pháp luật cho bà con ngư dân; giao lưu nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển.

Giao ban trên tàu

Đúng 14,30 ngày 25/4, biên đội tầu CSB Việt Nam kéo còi rời căn cứ Hải đoàn 11, hành quân đến vị trí tập kết. Sau khi thả neo tại vị trí khu đợi cơ, biên đội tổ chức huấn luyện các nội dung theo kế hoạch.

Sáng ngày 27/4, biên đội tầu Hải cảnh Trung Quốc gồm hai tầu 4302 và 4203 đã đến điểm tập kết, cùng tập trung tại vị trí thứ nhất của chuyến tuần tra. Tầu Trung Quốc thả xuồng đưa đoàn cán bộ CSB Trung Quốc gồm 7 đồng chí, do Đại tá Ngô Ấu Lâm dẫn đầu sang Kỳ hạm CSB Việt Nam 8004 để tiến hành hội đàm, đối chiếu kế hoạch tuần tra trên biển.

 

Phát biểu trong hội đàm thống nhất phương án tuần tra, sau khi điểm lại những kết quả hợp tác mà CSB hai nước đã đạt được trong năm 2023, Đại tá Lương Cao Khải nhấn mạnh, chuyến tuần tra liên hợp lần này là cơ hội để hai bên cùng trao đổi kinh nghiệm hoạt động về công tác thực thi pháp luật trên biển, nghiệp vụ tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, qua đó làm sâu sắc hơn tình hữu nghị, duy trì hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng của nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc nói chung, lực lượng CSB hai nước nói riêng.

Xuồng đưa cán bộ chiến sỹ CSB VN sang tầu TQ hội đàm

Thay mặt lực lượng tuần tra liên hợp Trung Quốc, Đại tá Ngô Âu Lâm, Phó Cục trưởng Phân cục Nam Hải cho biết: hoạt động tuần tra liên hợp thể hiện dự hợp tác chặt chẽ của lực lượng thực thi pháp luật trên biển của hai nước trong VBB. Là điểm sáng hợp tác trong khu vực, có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động trên biển của người dân hai nước. góp phần vun đắp tình hữu nghị truyền thống. Cùng nhau xây dựng vùng biển hòa bình, ổn định và tôn trọng pháp luật.

 

Kết thúc hội đàm đoàn Trung Quốc trở về lại tàu. Hai bên sắp xếp đội hình, thực hiện nghi thức chào xã giao.

Xuồng đưa CSB TQ sang tàu VN hội đàm

Bắt đầu từ lúc 8,30 giờ Hà Nội (9,30 giờ Bắc Kinh), các biên đội tiến hành tuần tra từ điểm số 1 đến điểm số 6, với vận tốc 14 hải lý/giờ, qua quãng đường 82,7 hải lý. Tầu Kỳ hạm CSB Việt Nam chỉ huy toàn biên đội. Lúc 15,45 giờ Hà Nội (16,45 giờ Bắc Kinh), các biên đội thả neo gần điểm số 6,  kết thúc ngày tuần tra thứ nhất.

Trong ngày tuần tra thứ 2, 28/4, tầu Kỳ hạm Hải cảnh Trung Quốc chỉ huy toàn biên đội, xuất phát từ điểm số 6 đến điểm số 11, với quãng đường 69,4 hải lý. Trên đường tuần tra, bắt gặp một số trường hợp tàu cá của ngư dân đánh bắt không đúng ranh giới đường phân định, biên đội đã nhắc nhở, tuyên truyền và đưa các tàu cá trở về đúng theo đường phân định của mình. Đến 11,55 giờ Hà Nội (12,55 giờ Bắc Kinh) các biên đội thả neo  bên vùng biển của mình, kết thúc tuần tra ngày thứ 2.

Trong ngày tuần tra thứ 3, lúc 7 giờ Hà Nội (8 giờ Bắc Kinh) toàn biên đội xuất phát từ diểm số 11, do Kỳ hạm CSB Việt Nam 8004 chỉ huy, vượt qua quãng đường 36,5 hải lý. Đến điểm thứ 12, đến lượt Kỳ hạm Hải cảnh Trung Quốc 4203 chỉ huy, vượt qua quãng đường 49 hải lý.

 

Lúc 13,05 giờ Hà Nội (14,05 giờ Bắc Kinh) toàn biên đội tuần tra đến điểm thứ 13, tại khu vực này, cán bộ chiến sỹ CSB Việt Nam sang Kỳ hạm Hải cảnh Trung Quốc 4203, tiến hành hội đàm, tổng kết hoạt động tuần tra. Kết thúc hội đàm, đoàn Việt Nam về tàu, hai bên thực hiện nghi thức chào xã giao. Lúc 14 giờ Hà Nội (15 giờ Bắc Kinh) Biện đội tầu CSB Việt Nam cơ động về Cảng Hải đoàn 11, thả neo tại khu vực đông bắc phao số không, sau đó cập cảng Hải đoàn 11, kết thúc chuyến tuần tra liên hợp.

Kết quả, trong suốt chuyến tuần tra, đã phát hiện 36 tầu cá Việt Nam, trong đó có 31 tầu thực hiện đánh bắt thủy sản trên vùng biển Việt Nam, 5 tầu còn lại đánh bắt quá ranh giới đường phân định về phía Trung Quốc, trong đó có 2 tầu có số hiệu QB, 3 chiếc còn lại không số hiệu.

Đoàn cũng phát hiện 5 tầu vận tải có hành trình bình thường. Phát hiện 10 tầu cá của Trung Quốc hoạt động trong phạm vi bên kia đường phân định của Trung Quốc, không phát hiện tàu cá nào của Trung Quốc vi phạm đường phân định.

Biên đội CSB Việt Nam đã tổ chức tuyên truyền, thông báo cho ngư dân về hoạt động tuần tra liên hợp của CSB Việt Nam và Trung Quốc, góp phần giảm thiểu tình trạng tàu cá đánh bắt vi phạm đường phân định. Đồng thời nhắc nhở và đưa các tàu cá Việt Nam vi phạm trở về bên biển của mình, không quên tặng quà và động viên ngư dân vươn khơi bám biển, hoạt động đánh bắt đúng vị trí, không tái diễn vi phạm.

 

Cũng trong suốt hải trình, có nhiều ngày gió to khiến sóng biển rất lớn, khiến những con tàu chao đảo. Có lúc sóng tràn cả lên boong tàu, khiến nhiền cán bộ chiến sỹ say sóng mệt lả. Nhưng tất cả mọi người trong đoàn vẫn vượt lên khó khăn, cố gắng làm việc với trách nhiệm cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tầu cá VN đánh bắt trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Chia sẻ với cơ quan báo chí, đồng chí Trung tá Phạm Ngọc Hiếu, Hải đội trưởng Hải đội 2, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thái Bình, thành viên trong đoàn công tác cho biết: để ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng vi phạm tàu cá của các địa phương trong toàn quốc khi đánh bắt hải sản, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị các địa phương đã và đang có nhiều giải pháp hữu hiện, đồng bộ và quyết liệt để cố gắng thực hiện tốt nội dung trên, trong đó rất cần các địa phương đẩy mạnh tuyên truyên cho ngư dân. Đây chính là biện pháp nòng cốt và hiệu quả nhất.

Cũng về vấn đề trên, một thành viên khác, đồng chí Đại tá Phạm Đình Thuấn, Trưởng phòng Phòng chống ma túy và tội phạm tỉnh Thanh Hóa cho biết: qua chuyến tham gia tuần tra này, đồng chí thêm có cách nhìn tổng thể, toàn diện hơn để tham mưu, đề xuất với lãnh đạo tỉnh trong việc quản lý chặt chẽ, có hiệu quả, góp phần làm cho các tàu cá của ngư dân địa phương chấp hành nghiêm pháp luật trong quá trình hành nghề trên biển, đặc biệt là trong bối cảnh chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương đang nỗ lực quyết tâm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng khai thác thủy hải sản bất hợp pháp.

Theo đồng chí Đại tá Lương Cao Khải, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh CSB biển Vùng 1, Trưởng đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam, việc vẫn còn tàu cá Việt Nam hoạt động vi phạm vùng biển nước ngoài cho thấy ý thúc chấp hành pháp luật trên biển của ngư dân Việt Nam còn hạn chế, trong đó có cả nguyên nhân do không duy trì liên lạc thường xuyên.

Thời gian tới, các lực lượng chức năng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền. Trong đó công tác kêu gọi, liên lạc của bộ đội biên phòng các địa phương đối với các tầu cá có tín hiệu VMS cũng cần được tiến hành chu đáo, hiệu quả hơn.

Về kết quả của chuyến tuần tra, đồng chí Lương Cao Khải cho biết: Với sự đoàn kết, thống nhất cao, làm việc nhiệt tình, có trách nhiệm của toàn hải đoàn, với những kết quả đạt được, có thể khẳng định chuyến tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ của CSB Việt Nam và CSB Trung Quốc lần thứ nhất năm 2024 đã thành công tốt đẹp, bảo đảm an toàn tuyệt đối, đạt mọi mục tiêu, kế hoạch đề ra. Góp phần giữ gìn an ninh, ổn định, trật tự an trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ, củng cố và tăng cường thêm mối quan hệ láng giềng hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc và mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng CSB hai bên ngày càng bền chặt hơn.

Bài, ảnh: Đào Nguyên Lan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÁO CÁO & PHÂN TÍCH

THANH HOÁ
Cơ chế trao đổi bù trừ tín chỉ các-bon tại Việt Nam

Nestlé Việt Nam đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp tiến vào kỷ nguyên xanh

29/11/2024

Thêm về Thanh Hoá

BÌNH THUẬN
Từng bước chinh phục biển sâu

Cuối tháng 3-2011, thành phố Hải Phòng họp để chuẩn bị cơ sở vật chất sẵn sàng đón hơn 1.000 lao động Việt Nam di tản từ Libya về bằng tàu biển. Tất cả đã sẵn sàng để đón tàu

29/11/2024

Thêm về Bình Thuận

QUẢNG NINH
Ba lý do bạn và con bạn nên ăn nhiều rong biển hơn

Có thể nói rằng rong biển đang có một thời kỳ thịnh hành! Bước vào

29/11/2024

Thêm về Quảng Ninh

BÀ RỊA VŨNG TÀU
Tiến biển là xu thế tất yếu: Kỳ vọng sức bật mới cho đô thị Đà Nẵng

TP.Đà Nẵng là một trong những địa phương có ‘tư duy đi trước’ khi cách

29/11/2024

Thêm về Bà Rịa - Vũng Tàu

HẢI PHÒNG
Nâng cao sức khỏe cộng đồng với nước kiềm hữu cơ

Ô nhiễm nguồn nước đang ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức

28/11/2024

Thêm về Hải Phòng