Cá rô phi – Lựa chọn chiến lược mới của thủy sản Việt Nam

14

Cá rô phi, loài thủy sản từng ‘mờ nhạt’ trong giỏ hàng xuất khẩu, đang đứng trước cơ hội lớn mở rộng thị trường toàn cầu, đặc biệt là từ Mỹ.

Từ một mặt hàng ít được nhắc tới, cá rô phi Việt Nam đang dần chứng minh tiềm năng không thể bỏ qua | Hồng Ngọc.

Trong khi cá tra và tôm Việt Nam đang phải đối mặt với các rào cản thương mại từ thị trường Mỹ, thì cá rô phi – loài thủy sản được nuôi phổ biến trong nước, đang âm thầm tạo ra cú hích xuất khẩu mới. Việc Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá lên tới 125% đối với cá rô phi Trung Quốc được xem là cơ hội mở rộng thị phần cho nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

Trung Quốc chững lại – thị trường đang tái cấu trúc

Trong 5 năm qua, cá rô phi được đánh giá cao nhờ khả năng thích nghi với nhiều điều kiện môi trường, chi phí nuôi thấp và nguồn cung ổn định. Những lợi thế đó bắt đầu được phản ánh rõ nét trong con số xuất khẩu: năm 2023, Việt Nam xuất khẩu cá rô phi đạt 17 triệu USD.

Riêng quý I/2024, con số này đã vọt lên gần 14 triệu USD – tăng 131% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thị trường Mỹ chiếm tới 46% và Nga chiếm 13% với gần 1,8 triệu USD.

Dự báo tới năm 2033, giá trị toàn cầu của ngành cá rô phi có thể đạt 14,5 tỷ USD (trong khi giá trị toàn cầu của ngành tôm dự kiến tối đa 25 tỷ USD). Một số quốc gia châu Phi, châu Á đang nổi lên với số lượng nuôi hấp dẫn. Điều này cho thấy nhiều khu vực trên thế giới đang tham gia mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng cá rô phi toàn cầu.

Một trong những động lực lớn khiến thế giới chuyển hướng quan tâm tới nguồn cung cá rô phi từ các nước khác chính là việc Trung Quốc bị Mỹ áp mức thuế đối ứng cao.

Ngoài ra, từ đầu năm 2024, nước này còn siết chặt quy định: chỉ các nhà máy chế biến có nguồn nguyên liệu từ trang trại đạt chuẩn mới được phép tham gia xuất khẩu. Điều này khiến một phần lớn sản lượng cá rô phi tại Trung Quốc buộc phải tiêu thụ nội địa hoặc chuyển hướng sang thị trường khác, tạo dư địa cho các quốc gia như Việt Nam.

Tuy nhiên, cơ hội cũng đi kèm thách thức. Khoảng 4-5 năm gần đây, sản xuất cá rô phi của Trung Quốc vẫn gia tăng dù xuất khẩu giảm. Nếu Việt Nam không kịp xây dựng lợi thế cạnh tranh, việc cạnh tranh với các quốc gia Nam Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc) hay thậm chí cả các thị trường mới nổi ở châu Phi cũng sẽ rất khó khăn.

Ông Trần Đình Luân – Cục trưởng Cục Thủy sản và Kiểm ngư chia sẻ về tiềm tăng nâng giá trị xuất khẩu cá rô phi của Việt Nam trong bối cảnh thị trường có những diễn biến mới | Chí Quốc.

Vì sao Việt Nam vẫn chưa bứt tốc?

Mặc dù có lợi thế về điều kiện tự nhiên, diện tích mặt nước và nhu cầu nội địa ổn định, nhưng đến nay cá rô phi Việt Nam vẫn chưa tạo được dấu ấn rõ nét về xuất khẩu.

Chia sẻ tại hội thảo “Giải pháp tổ chức sản xuất và xuất khẩu cá rô phi năm 2025” tổ chức ngày 17/4 tại Cần Thơ, ông Trần Đình Luân – Cục trưởng Cục Thủy sản và Kiểm ngư, cho rằng, nguyên nhân chính là do chuỗi giá trị ngành hàng chưa được tổ chức chặt chẽ từ khâu nuôi trồng, chế biến đến xây dựng thương hiệu và đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.

“Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu cá rô phi Việt Nam chỉ tập trung vào 1-2 sản phẩm đơn giản, chưa chế biến sâu. Nếu không đa dạng hóa thì sẽ rất khó cạnh tranh với các quốc gia đã phát triển ngành hàng này bài bản”, ông Luân chỉ rõ.

Tổ chức lại sản xuất, xây dựng thương hiệu V-Tilapia

Ông Trần Đình Luân nhấn mạnh, cần xác định cá rô phi là một trong những đối tượng chủ lực bên cạnh tôm và cá tra. “Ngay từ bây giờ, chúng ta phải xây dựng thơng hiệu cá rô phi Việt Nam: V-Tilapia, tiêu chuẩn hóa từ khâu nuôi đến chế biến để chiếm lĩnh thị trường quốc tế”, ông nói.

Cá rô phi – loài thủy sản có khả năng thích nghi cao, chi phí nuôi thấp, đang được kỳ vọng trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực tiếp theo của Việt Nam | Hồng Ngọc.

Theo Chiến lược phát triển ngành thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cá rô phi đã được xác định là đối tượng tiềm năng. Cục Thủy sản và Kiểm ngư đang phối hợp với các địa phương có vùng nuôi lớn để hướng dẫn kỹ thuật, liên kết doanh nghiệp – hợp tác xã – người nuôi, và từng bước hình thành vùng sản xuất đủ chuẩn xuất khẩu.

“Không tạo được liên kết và tiêu chuẩn nuôi thì không bao giờ xây dựng được thương hiệu. Chúng tôi sẽ bắt đầu từ những vùng mà nhà máy có thể liên kết với hợp tác xã đạt chuẩn, sau đó nhân rộng”, ông Luân cho biết.

Thời điểm vàng để hành động

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu đang tái cấu trúc, Việt Nam có thể tận dụng khoảng trống để vươn lên. Nhưng cơ hội sẽ không kéo dài nếu không có chiến lược bài bản, từ chính sách hỗ trợ, liên kết vùng nuôi đến xây dựng thương hiệu quốc gia.

Giờ đây, ngành cá rô phi Việt Nam không chỉ cần “tiềm năng”, mà cần thêm sự đồng lòng từ tất cả các bên để biến lợi thế thành cú hích tăng trưởng thực sự cho thủy sản nước nhà.

Theo báo Nông nghiệp & Môi trường

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÁO CÁO & PHÂN TÍCH

THANH HOÁ
Đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ: Tạo tầm và thế rất lớn cho TP.HCM

Đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ khởi công, báo hiệu một tương lai rất sáng để TP.HCM mở ra hướng biển, tạo ra động lực mới cho TP mở rộng. Đó cũng là lợi thế cho cả nước.

21/04/2025

Thêm về Thanh Hoá

BÌNH THUẬN
ĐẠI DƯƠNG GỌI TÊN TUỔI TRẺ – KỲ 4: Học để hành – Giáo dục khí hậu theo cách trao quyền

“Chúng ta không thể mong đợi người trẻ hành động vì điều mà họ chưa từng được hiểu rõ hay cảm nhận sâu sắc.” – TS. Elin Kelsey, đồng tác giả nghiên cứu

21/04/2025

Thêm về Bình Thuận

QUẢNG NINH
Đà Nẵng sẽ là thành phố rộng nhất trong 6 thành phố trực thuộc trung ương

Đà Nẵng mới sau khi sáp nhập sẽ là thành phố rộng nhất nước. Đây

17/04/2025

Thêm về Quảng Ninh

BÀ RỊA VŨNG TÀU
ĐẠI DƯƠNG GỌI TÊN TUỔI TRẺ – KỲ 3: Những tiếng nói cần được lắng nghe

“Khi người trẻ có cơ hội, họ không chỉ chia sẻ mối quan tâm –

17/04/2025

Thêm về Bà Rịa - Vũng Tàu

HẢI PHÒNG
Thuốc của con người – Vấn đề lớn cho cá và đại dương?

Ở nhiều dòng sông và đại dương trên thế giới, những hành vi kỳ lạ

16/04/2025

Thêm về Hải Phòng