Tín chỉ carbon: Ai bán, ai mua?

10

Ngày cuối năm, bạn tôi – chủ một doanh nghiệp (DN) xuất khẩu có nguy cơ bị ách hàng lại vì vướng quy định liên quan đến carbon hớt hải gọi điện thoại hỏi về thị trường mua bán loại hàng hóa đặc biệt này.

Trong suốt năm qua, nhiều chủ DN đã trò chuyện với tôi và họ đều có chung mối quan tâm là làm thế nào để kinh doanh bền vững gắn với bảo vệ môi trường, giảm phát thải và trung hòa carbon.

Ảnh minh họa | Freepik

Mối quan tâm hàng đầu của DN

Câu chuyện này liên quan đến cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Liên minh châu Âu (EU). CBAM yêu cầu các sản phẩm nhập khẩu vào EU phải tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường và khí nhà kính tương tự như sản phẩm sản xuất trong nước nhằm giảm phát thải.

Vì thế, các DN Việt phải cải thiện hiệu suất năng lượng và giảm phát thải, áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất. CBAM giúp phát triển thị trường mua bán tín chỉ carbon tại Việt Nam, thu hút đầu tư nước ngoài nhưng lại gây áp lực cho các DN sản xuất và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, cơ chế CORSIA là một chương trình toàn cầu giảm lượng khí thải carbon ngành hàng không. Chương trình này yêu cầu các hãng hàng không mua tín chỉ carbon để bù đắp cho lượng phát thải CO2 vượt mức. CORSIA có ba giai đoạn và Việt Nam sẽ bắt buộc áp dụng từ năm 2027. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng thông qua giá vé máy bay.

Năm qua có các hội thảo, diễn đàn liên quan đến tín chỉ carbon, thị trường carbon với nhiều ý kiến thảo luận sôi nổi, DN rất quan tâm.

Thị trường tín chỉ carbon đang xây dựng với cam kết mạnh mẽ của Chính phủ về mục tiêu net zero vào năm 2050 với cơ sở là Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 06/2022 của Chính phủ.

Thị trường này sẽ tạo đột phá lớn về phát triển bền vững và tạo được nguồn huy động tài chính xanh cho DN.

Đồ họa

Là động lực cho tài chính xanh

Chúng ta có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải do điều kiện tự nhiên để phát triển năng lượng tái tạo, nhiều dư địa để phát triển rừng. Ngành nông nghiệp, quản lý chất thải cũng có rất nhiều cơ hội để giảm phát thải và tạo tín chỉ carbon.

Đó là Đề án 1 triệu ha lúa tại khu vực ĐBSCL; các dự án tín chỉ rừng ở Bắc Trung Bộ hay Tây Nguyên; các dự án quản lý chất thải vật nuôi (làm compost hoặc khí biogas phát điện); các dự án xử lý phế phẩm nông nghiệp tạo biochar hoặc phân sinh học…

Tuy nhiên, việc vận hành thị trường tín chỉ carbon đối mặt với nhiều thách thức, từ việc thiếu một khung pháp lý đầy đủ đến sự cần thiết hợp tác quốc tế và việc nâng cao nhận thức trong cộng đồng DN và công chúng.

Các DN đang gặp khó trong việc thực hiện yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính, cần cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn rõ ràng. Việc phát triển thị trường tín chỉ carbon cũng phải kết nối với các thị trường khu vực và toàn cầu để tận dụng tối đa lợi ích từ việc giao dịch.

Chúng ta cần xây dựng hệ thống giám sát, báo cáo và xác minh (MRV) hiệu quả cùng với phát triển các tiêu chuẩn và phương pháp luận phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, cần tăng cường hợp tác quốc tế và chia sẻ kinh nghiệm từ các thị trường carbon đã thành công.

Nền kinh tế carbon thấp và tín chỉ carbon là cuộc chơi toàn cầu, vừa là cơ hội vừa là thách thức của chúng ta.

Việc cần làm là có hệ thống pháp lý hoàn thiện, có hệ thống tiêu chuẩn, giám sát, báo cáo đồng bộ và tiêu chuẩn toàn cầu để kết nối với thị trường quốc tế. Lúc này các cơ chế liên quan đến carbon sẽ không là rào cản mà còn là động lực tạo nguồn tài chính xanh.

Theo PL TPHCM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÁO CÁO & PHÂN TÍCH

THANH HOÁ
Ngành đóng tàu khởi sắc mạnh mẽ

Năm 2024, hoạt động các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố khởi sắc mạnh mẽ với nhiều đơn hàng đóng mới, sửa chữa được ký kết; các sản phẩm đa dạng từ tàu chở dầu, tàu vận

5 giờ trước

Thêm về Thanh Hoá

BÌNH THUẬN
Hải Phòng đón cơ hội mới: Thành lập Khu Kinh tế ven biển phía Nam với tiềm năng vô hạn

Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt thành lập Khu Kinh tế (KKT) ven biển phía Nam Hải Phòng. Đây là KKT thứ hai của thành phố, mang sứ mệnh quan trọng, đóng vai trò động lực chính trong

18 giờ trước

Thêm về Bình Thuận

QUẢNG NINH
Đại dương chạm mốc nhiệt độ kỷ lục, liệu có còn lối thoát?

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện rằng bề mặt

02/02/2025

Thêm về Quảng Ninh

BÀ RỊA VŨNG TÀU
Các rạn san hô nhân tạo giúp bảo vệ đồng cỏ biển và chống lại biến đổi khí hậu

Các rạn san hô nhân tạo không chỉ là một công cụ để phục hồi

02/02/2025

Thêm về Bà Rịa - Vũng Tàu

HẢI PHÒNG
Bộ Nông nghiệp sửa đổi quy định khai thác cá ngừ vằn trong tháng 4-2025

Trước những phản ánh của cử tri Bình Định và Khánh Hòa về quy định

02/02/2025

Thêm về Hải Phòng