Châu Phi bắt đầu tách đôi, sẽ có đại dương thứ sáu

93

Theo National Geographic, khoảng 50 triệu năm sau, châu Phi sẽ tách ra thành hai phần. Nước biển sẽ len lỏi vào và hình thành đại dương thứ sáu của Trái đất.

Châu Phi sẽ tách đôi trong tương lai, hình thành đại dương thứ sáu | africa.com

Khoảng 230 triệu năm trước, từng có một siêu lục địa gọi là Pangea. Siêu lục địa này đã dần dần tách rời và trôi dạt ra thành các lục địa cùng đại dương mà chúng ta quen thuộc ngày nay.

Đại dương thứ 6 trên Trái đất sẽ xuất hiện

Mặc dù khó có thể tưởng tượng một thế giới nơi chỉ có một siêu lục địa, nhưng đã có bằng chứng hóa thạch của các loài sinh vật cổ đại cho thấy môi trường sống của chúng cuối cùng đã bị tách ra.

Ví dụ, hóa thạch của Cynognathus – một loài bò sát giống thú đã tuyệt chủng, có kích thước như một con sói hiện đại – chỉ được tìm thấy ở châu Phi và Nam Mỹ. Điều này cho thấy hai lục địa này từng được nối liền với nhau, theo Hiệp hội Địa chất Anh.

Nhưng do lõi mềm của Trái đất và các mảng kiến tạo, ngày nay các lục địa vẫn tiếp tục di chuyển. Người ta cho rằng châu Phi sẽ tách ra thành hai phần trong tương lai. Tuy nhiên đó sẽ là một khoảng thời gian rất dài, vì vết tách kiến tạo này dự kiến mất khoảng 50 triệu năm để hoàn thành
Châu Phi là nơi có một trong những hệ thống đứt gãy lớn nhất thế giới – Hệ thống đứt gãy Đông Phi (EARS) – trải dài qua nhiều quốc gia như Ethiopia, Kenya, Cộng hòa Dân chủ Congo, Uganda, Rwanda, Burundi, Zambia, Tanzania, Malawi và Mozambique.

Có một vết nứt đã xuất hiện ở khu vực này và cuối cùng sẽ tách ra, khiến mảng Somalia tách khỏi mảng Nubia. Đây không phải là một quá trình diễn ra nhanh chóng, vì phải mất tới 25 triệu năm để vết nứt này phát triển.

Một vết nứt thu hút sự chú ý của truyền thông tại Kenya vào năm 2018 | AFP

Khi hai mảng lục địa cuối cùng cũng tách ra trong tương lai rất xa, một đại dương thứ sáu mới sẽ hình thành. Kết quả là những quốc gia không giáp biển trước đó như Rwanda, Uganda, Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Malawi và Zambia sẽ có đường bờ biển.

Các lục địa đã kết hợp và tách ra ít nhất ba lần

Chủ đề về việc lục địa tách ra đã nhận được nhiều sự chú ý hơn khi vào năm 2018, một vết nứt lớn sâu 15 mét và rộng gần 20 mét ở một số điểm đã xuất hiện tại Kenya và gây chú ý trên mạng. Nhiều người đặt ra câu hỏi liệu đây có phải là kết quả của sự di chuyển kiến tạo hay chỉ là hiện tượng xói mòn đất do mưa lớn?

“Nơi này có lịch sử hoạt động kiến tạo và núi lửa”, nhà địa chất David Adede nói với tờ Daily Nation lúc đó. “Mặc dù rãnh này gần đây không hoạt động mạnh về mặt kiến tạo nhưng có thể có các chuyển động sâu trong lớp vỏ Trái đất đã tạo ra các khu vực yếu, sau đó mở rộng đến bề mặt”.

“Dựa vào bằng chứng hiện tại, giải thích đơn giản và tốt nhất là vết nứt này thực sự được hình thành do hiện tượng xói mòn đất bên dưới bề mặt do mưa lớn gần đây ở Kenya”, nhà nghiên cứu địa chấn Stephen Hicks tại Đại học Southampton viết trên tờ The Guardian.

Viết trên The Conversation, Lucía Pérez Díaz – khi đó là nhà nghiên cứu sau tiến sĩ trong Nhóm nghiên cứu động lực đứt gãy tại Đại học Royal Holloway, London – đã lưu ý: “Câu hỏi vẫn còn tồn tại về lý do tại sao vết nứt hình thành ở vị trí này và liệu sự xuất hiện của nó có liên quan đến hệ thống đứt gãy Đông Phi đang diễn ra hay không”.

Nếu câu chuyện về việc các lục địa của Trái đất từng kết nối với nhau và tách ra trong hàng triệu năm khiến bạn ngạc nhiên thì bạn sẽ càng kinh ngạc hơn khi biết rằng các lục địa đã kết hợp và tách ra, dù rất chậm, ít nhất ba lần trong suốt chiều dài lịch sử của Trái đất.

Theo Tuổi Trẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÁO CÁO & PHÂN TÍCH

THANH HOÁ
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chánh án Tòa án quốc tế về Luật biển

 Chiều 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tomas Heidar, Chánh án Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) và đoàn công tác của ITLOS đang thăm và làm việc tại Việt

08/05/2025

Thêm về Thanh Hoá

BÌNH THUẬN
Bạn có thể ăn gân tôm không

Đường kẻ đen trên tôm của tôi là tĩnh mạch hay phân của tôm? Thật đáng kinh ngạc, đây là một trong những câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất về tôm !

08/05/2025

Thêm về Bình Thuận

QUẢNG NINH
Lệnh khai thác khoáng sản đại dương: Nguy cơ tiềm ẩn đối với môi trường

Vào cuối tháng 4 năm 2025, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký một

06/05/2025

Thêm về Quảng Ninh

BÀ RỊA VŨNG TÀU
Giải cứu rùa biển xanh quý hiếm mắc lưới, trôi dạt trên vùng biển Lý Sơn

Ngày 5-5, lãnh đạo Ban quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn (huyện Lý

06/05/2025

Thêm về Bà Rịa - Vũng Tàu

HẢI PHÒNG
‘Ông bụt’ của người nghèo ven biển

Cưu mang, tạo công ăn việc làm ổn định cho 552 thành viên thuộc hộ

06/05/2025

Thêm về Hải Phòng