Phát triển bền vững kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo

233

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan, đi sâu đánh giá tình hình triển khai Nghị quyết 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nội dung liên quan trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chiến lược biển đảo | NHẬT BẮC

Sáng 16.9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan, đi sâu đánh giá tình hình triển khai Nghị quyết 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nội dung liên quan trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Trên cơ sở phân tích sâu sắc, toàn diện tình hình quốc tế, khu vực và Biển Đông cũng như nhu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ, ban, ngành và địa phương liên quan thời gian tới cần tiếp tục bám sát đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Trong đó có Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển VN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết 44 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, chủ động, tích cực, triển khai có hiệu quả các mặt công tác, đạt kết quả mới quan trọng, thực chất hơn nữa trên mọi phương diện.

Theo đó, các bộ, ban, ngành, địa phương liên quan cần huy động nguồn lực, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng – an ninh, nâng cao hơn nữa năng lực thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển.

Kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, tăng cường hợp tác quốc tế về biển phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982; thực hiện nghiêm Chỉ thị 32 của Ban Bí thư và Chỉ thị 17 của Thủ tướng Chính phủ về ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình hình tàu cá VN vi phạm các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) ở vùng biển nước ngoài, sớm gỡ bỏ thẻ vàng của Ủy ban Châu Âu (EC).

Đồng thời, làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao hơn nữa nhận thức, đồng thuận trong toàn xã hội và cả hệ thống chính trị về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của công tác Biển Đông – hải đảo, tích cực góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển trên biển.

Theo Thanh Niên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÁO CÁO & PHÂN TÍCH

THANH HOÁ
Cá voi lớn liên tiếp xuất hiện, săn mồi trên biển Bình Định

Chưa đầy một tháng, cá voi đã 2 lần xuất hiện trên các vùng biển thuộc tỉnh Bình Định, tạo nên cảnh tượng thiên nhiên hoang dã, kỳ thú. Sáng 26.6, thông tin từ Chi cục Thủy sản Bình Định

27/06/2025

Thêm về Thanh Hoá

BÌNH THUẬN
Kỳ 5: Giáo dục đại dương và trách nhiệm công dân toàn cầu- Từ nhận thức đến hành động

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường biển ngày càng nghiêm trọng, việc tích hợp giáo dục đại dương vào chương trình giáo dục phổ thông không chỉ là một xu hướng, mà là yêu

27/06/2025

Thêm về Bình Thuận

QUẢNG NINH
Vật Thể khổng lồ bí ẩn dưới đại dương: Tàu ngầm ngoài hành tinh hay công nghệ mất tích?

Ở độ sâu khoảng 900 mét dưới bề mặt Bắc Thái Bình Dương, một vật

27/06/2025

Thêm về Quảng Ninh

BÀ RỊA VŨNG TÀU
Thênh thang đường ven biển Cà Mau

Những ngày này, đội ngũ công nhân đang khẩn trương lu lèn, thảm nhựa tuyến

26/06/2025

Thêm về Bà Rịa - Vũng Tàu

HẢI PHÒNG
Kỳ 4: Giáo dục đại dương- Hành trình từ chính sách đến thực tiễn giảng dạy

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường biển ngày càng

26/06/2025

Thêm về Hải Phòng