Bài của Brian Davis có hai con trai đăng trên Fatherly.com được Tờ Huffingtonpost, Mỹ, và đăng lại đầu Tháng 10/2015. Bài thu hút hơn 11 nghìn lượt thích (like) và gần ba nghìn lượt chia sẻ (share) trên mạng xã hội Facebook.

Brian Davis bắt đầu câu chuyện bằng:
– Một vài chiêu độc, hiệu quả để rèn luyện trẻ là gì?
– Hãy ngừng đối xử với con như một đứa trẻ.
– Không, thực sự. Tôi thực sự nghiêm túc.
Con trai của chúng tôi bắt đầu nói từ sớm và một trong những mẹo đầu tiên của con là bắt chước những gì chúng tôi nói và cách chúng tôi nói nó. Tôi biết điều đó có vẻ đáng yêu thật đấy – và thực sự đáng yêu vào những ngày đầu – nhưng quả tình hầu như phát điên. Chúng tôi nhanh chóng nhận ra rằng cách nuôi dạy con truyền thống đúng là, quả đúng là trịch thượng, hợm mình, và ra vẻ bề trên.
Chúng tôi nhanh chóng nhận ra rằng cách nuôi dạy con truyền thống đúng là, quả đúng là trịch thượng, hợm mình, và ra vẻ bề trên.
Bạn không tin tôi? Hãy thử thí nghiệm này với các tiểu tử của bạn:
1. Đưa ra các mệnh lệnh có vẻ độc đoán mà không cần quan tâm đến hoàn cảnh hay lý do. Chẳng hạn, “Đừng chạm vào nó”.
2. Phớt lờ phản hồi. Chẳng hạn, “Con có muốn đi công viên không? Không ạ? Tốt, nhưng kiểu gì chúng ta cũng đi công viên”.
3. Đặt các câu hỏi khoa trương hoa mỹ theo kiểu gây hấn- tiêu cực. Chẳng hạn, “Các ông cu lớn, muốn khóc ư?”
4. Đáp lại thất vọng bằng cách đưa ra nhiều mệnh lệnh hơn. Chẳng hạn, “Thôi cái trò hờn dỗi đi”.
5. Từ chối quyền tự lập dù (con) có bất cứ cơ hội nào. Chẳng hạn, “hãy để cha làm việc đó cho con. Con sẽ làm cho con đau đấy”.
6. Đưa ra trừng phạt độc đoán. Chẳng hạn,“Cứ để nó thế. Tao sẽ tịch thu các chìa khoá xe của mày”. Hãy cứ thử làm thực sự như vậy, như thể bạn đang nói chuyện với một đứa trẻ. Nếu sau một tuần đối xử thế này, bạn và con không có ít nhất một cuộc tranh cãi quyết liệt, bạn có thể cực kỳ may mắn hoặc sa lầy trong một quan hệ bất bình thường.
Bài liên quan: Nên để trẻ nhàm chán cao độ
Vậy, làm thế nào bạn nuôi dạy một đứa bé mà không cư xử với nó như một đứa bé? Dưới đây là một số mẹo thực sự có tác dụng với chúng tôi:

Hãy tự giải thích bản thân
Trẻ hỏi “Tại sao?” rất nhiều bởi chúng thành thật muốn tìm hiểu. Tại một số thời điểm, chúng ngừng hỏi, và điều đó thường bởi chúng ta dừng mang đến cho chúng những câu trả lời thực sự.
Khi một đứa trẻ cật vấn về hướng dẫn của bạn, đó là cơ hội tuyệt vời để dạy bảo. Khi bạn giải thích lý do và bối cảnh đằng sau một quy tắc/thói quen, bạn đang đem cho con công cụ xây dựng nền tảng đạo đức ban đầu cho trẻ, lấp đầy những khoảng trống giữa các quy tắc các con biết và không biết. Đây là cơ hội để học tập.
Trẻ hỏi “Tại sao?” rất nhiều bởi chúng thực sự muốn tìm hiểu.
Cung cấp giải thích cũng là cơ hội tuyệt vời cho tự phản ánh của riêng bạn. Nếu bạn không có lý do chính đáng cho một quy tắc (“Đừng lên mặt dạy đời), đây có lẽ là quy tắc dở và bạn có thể đang chỉ biết vì mình quá nhiều.
Phần lớn thất vọng của một đứa trẻ bắt nguồn từ không có lựa chọn nào khác. (Trong khi đó), phần lớn thất vọng của bạn bắt nguồn từ tạo hàng đồng quyết định vô giá trị mỗi ngày.

Hỏi con thật nhiều
Hãy chơi trò sau đây: Thử xem cuộc trò chuyện bạn có thể có với con kéo dài bao lâu chỉ bằng việc đặt câu hỏi.
Đầu tiên bạn sẽ ngạc nhiên chúng nói nhiều thế nào. Sau đó bạn ngạc nhiên về tài trí con bạn thực sự phức tạp một cách tuyệt đẹp ra sao. Và sau nữa bạn ngạc nhiên sẽ đáng đồng tiền bát gạo thế nào khi thực sự biết về con mình.
Đặt câu hỏi là tín hiệu mạnh mẽ duy nhất cha mẹ có thể gửi tới con rằng cha mẹ đang lắng nghe, rằng cha mẹ yêu chúng, và rằng cha mẹ đang quan tâm những gì chúng nghĩ.
Về phía trẻ, chúng chỉ muốn bạn quan tâm vừa đủ trong hỏi chuyện hằng ngày, hỏi cảm xúc, và sở thích của chúng – về tất cả những điều nhỏ nhặt, vô giá trị nhưng hiện hữu lù lù trong tâm trí chúng.
Bài liên quan: Thiếu ôm ấp, trẻ què quặt tâm lý
Đặt câu hỏi tín hiệu mạnh mẽ duy nhất bạn có thể gửi tới con rằng bạn đang lắng nghe, rằng bạn yêu chúng, và rằng bạn đang quan tâm những gì chúng nghĩ.
Cho con tùy chọn
Phần lớn thất vọng của trẻ bắt nguồn từ chúng không có lựa chọn từ bất cứ điều gì. Phần lớn thất vọng của bạn bắt nguồn từ việc tạo nhiều quyết định nhỏ nhặt, tầm phào mỗi ngày khiến rút cạn năng lượng tinh thần bạn.
Bài liên quan: Giáo dục sớm có quá sớm
Hãy chuyển giao một vài trong số các quyết định ấy cho con và bạn có thể giải quyết cả hai vấn đề cùng lúc. Một mặt, trẻ cảm thấy như mình quan trọng, cảm thấy mình là thành viên đóng của gia đình vì chúng có thể chọn món đậu nào để ăn tối. Mặt khác, bạn đưa ra ít quyết định hơn. Như vậy cả hai bên đều thắng.
Điều này, hơn đứt bất kỳ thủ thuật nào khác, bóp chết xung đột từ trong trứng. Giờ đây con có quyền tự quyết. Chúng không còn gặp bất công gì để phản kháng nữa. Con trai chúng tôi ăn tất cả các loại rau vì con (chứ không ai khác) chọn những thứ cần mua.
(Còn nữa)
Ngọc Thuỳ (Theo http://www.huffingtonpost.com)
Đón đọc Kỳ 2 (cuối) “Khen ngợi, phê bình chẳng ích gì”. Trừng phạt, tước đoạt, khen ngợi, phê bình, phớt lờ, và nhiều cách khác nữa mà nhiều người lớn áp dụng thực sự không có tác dụng bao nhiêu khi dạy con có hành vi đúng mưc, Làm như thế, thực ra, họ đang dạy con mình thói quen chỉ thích tìm cách báo đáp, săn lùng lời khen, hoặc rơi vào vào tình trạng phớt lờ, theo Brian Davis, từng trải nghiệm với hai con trai của mình.
Pingback: Đối xử với trẻ như người lớn (Kỳ cuối) – MXH Biển và Cuộc sống
Pingback: Hỏi con sau giờ tan trường – MXH Biển và Cuộc sống