Thiên tài nhí vào đời bất hạnh

43

Chuyện gì khiến rất hiếm thiên tài nhí thành đạt khi trưởng thành? Liệu có thể nuôi dưỡng trẻ có năng khiếu xuất chúng trở thành thành đạt?

Nhiều thần đồng tuổi nhí không trở thành xuất chúng ở tuổi trưởng thành, trong khi đa số nhân vật xuất chúng có tuổi ấu thơ bình thường.

“Để đạt trình độ điêu luyện trong lĩnh vực bất kỳ, cần hoàn thành 10 nghìn giờ tập luyện nghiêm túc” – Gladwell dẫn lời chuyên gia thần kinh học TS Daniel Lavitin.

Lao vào mại dâm

Năm 1997, khi được tiếp nhận vào Khoa Toán Đại học Oxford, Sufiah Yusof mới 13 tuổi. Thiếu nữ Anh gốc Malaysia sinh viên trẻ nhất tại quốc đảo thời đó. Liệu Sufiah có thành đạt khi đến tuổi trưởng thành? Các phương tiện truyền thông đề cập nhiều về thiên tài tuổi nhí khi biết chuyện Sufiah có thu nhập 130 bảng/giờ.

Chi tiết gây shock nhất, thực tế sinh viên trẻ nhất quốc đảo năm xưa không làm việc cho think tank (tổ chức chuyên gia-cố vấn) hoặc tập đoàn lớn. Sufiah chọn nghề mại dâm.

 

Người hùng từ bỏ giảng đường đại học năm 15 tuổi, sau đó, làm nhân viên chạy bàn. Cùng thời gian, cô lấy chồng, tự gia nhập trào lưu Hồi Giáo chính thống và bay sang Singapore, ly hôn, quay về London hành nghề bán trôn nuôi miệng. Một nhà báo vào vai khách làng chơi tìm thấy “nữ sinh viên trẻ nhất Anh Quốc” một thời bằng thủ thuật hẹn hò tại nhà riêng của nàng.

Số phận những đứa trẻ thần đồng bao giờ cũng lay động trí tưởng tượng phong phú của đám đông. Nhất là khi chuyện đời của chúng kết thúc bi thảm. Bi kịch như thế cũng xảy ra trong trường hợp Mỹ Brandenn Bremmer ở Mỹ.

Thần đồng nhí Brandenn tập đọc khi mới 18 tháng tuổi. Ba tuổi làm chủ phím đàn piano và bắt đầu học đại học năm 10 tuổi. Thần đồng tự bắn vào đầu bốn năm sau đó (2005).

Andrew Halliburton, nhà toán học đặc biệt xuất chúng 23 tuổi từ bỏ sự nghiệp khoa học đầy hứa hẹn, làm nhân viên bán hàng cho McDonald.

Thần đồng piano Anh Quốc Terence Judd gặt giải thưởng quốc tế từ năm 10 tuổi, 22 tuổi nhảy cầu tự tử. Trước đó Terence khổ sở vì hội chứng rối loạn tâm thần.

Phổ biến hơn, nhiều thần đồng tuổi nhí không trở thành xuất chúng ở tuổi trưởng thành. Trong khi đó, đa số nhân vật xuất chúng có tuổi ấu thơ hết sức bình thường.

Vì sao có phi lý như vậy? Tài năng nhí phi thường nảy sinh từ đâu và tại sao chúng biến mất cùng thời gian như giấc mơ?

Zhang Xinyang, 28 tuổi, thần đồng Trung Quốc giành suất vào đại học khi mới 10 tuổi, hiện tin rằng “ngồi chơi xơi nước và không làm gì là chìa khóa cho hạnh phúc trọn đời” | SCMP composite/Douyin

Thông minh không tạo hạnh phúc

Dấu vết dễ nhận thấy là chỉ số thông minh (IQ). Tất cả thiên tài tuổi nhí mô tả ở đầu bài trong các trắc nghiệm trí thông minh đều có chỉ số IQ cao hơn nhiều so với trung bình.

Liệu IQ có phải là chỉ số cho phép đoán biết chính xác triển vọng thành đạt trong cuộc đời? Câu hỏi khơi hứng các chuyên gia tâm lý suốt nhiều thập kỷ. Đổ nhiều mồ hôi và thời gian mổ xẻ vấn đề này không ai khác có lẽ ngoài GS Lewis Terman, tác giả về IQ, chỉ số đến nay vẫn sử dụng để đo đếm độ thông minh.

Năm 1921, GS Terman quyết định tiếp cận thiên tài một cách khoa học. Ông chọn nhóm 1470 trẻ có IQ từ 140 đến 200 điểm trong nhiều nghìn học sinh các trường tiểu học ở California, Mỹ.

“Không tính yếu tố đạo đức, không có gì quan trọng hơn IQ” – cha đẻ khái niệm IQ tin tuyệt đối những trẻ được ông chọn chắc chắn có cuộc đời thành đạt.

GS Terman quyết định theo sát cuộc đời của chúng lâu dài tối đa có thể. Nhà khoa học cần mẫn nghiên cứu, đo đếm và ghi chép thành tựu của chúng, bệnh tật, hôn nhân, sự nghiệp chuyên môn. Cần thiết, ông hỗ trợ chúng bằng lời khuyên chân tình và thư từ khuyên giải.

GS Terman đã thất vọng. Sau nhiều năm, đa số thần đồng nhí năm xưa thụ hưởng cuộc sống bình thường ở mức khác nhau, một số rơi xuống đáy xã hội.

Nếu lựa chọn nhóm trẻ bất kỳ với số lượng y hệt nhưng không theo tiêu chí IQ, kết quả cũng tương tự. Không nhân vật nào trong số thần đồng tuổi nhí một thời đoạt giải Nobel, giải Pulitzer (trao cho nhiều lĩnh vực, nhất là báo chí và văn học) cũng như huy chương Fields (dành cho tối đa bốn nhà toán học dưới 40 tuổi mỗi năm).

Cùng thời gian đăng quang những vinh dự trên, có một số kém thông minh, không được GS Terman đưa vào thí nghiệm của ông.

Về sau, các chuyên gia tâm lý khác cũng nhận kết quả tương tự. Cuối cùng, họ thống nhất thừa nhận IQ không tất yếu gắn với hạnh phúc.

Cách đây không lâu, nhà vật lý lừng danh Stephen Hawking đúc kết chính xác khẳng định trên bằng câu: “Những ai vênh mặt hãnh diện về IQ cao của mình đều kém hiểu biết” khi nhà khoa học được yêu cầu tiết lộ IQ của mình (nghe nói Hawking sở hữu IQ 200).

Nhiều nhà khoa học khác cho rằng, đỗ đại học và tốt nghiệp chuyên ngành khó vừa phải, chỉ cần IQ 115 điểm. Theo GS Artur Jensen, chuyên gia tâm lý về khác biệt cá nhân, Đại học California, sau khi đạt IQ 120,  điểm bổ sung không mang đến ưu thế thông minh vượt trội.

Như vậy tài năng không đồng nghĩa với trí thông minh. Liệu thông tuệ có đặc điểm bẩm sinh? Liệu có thể nuôi dưỡng những năng lực khác nhau cho trẻ em?

Ba chị em Polgar, người Hungari, nổi tiếng trong làng cờ vua thế giới | quora.com

Lò đào tạo nhân tài

Cha đẻ bé gái Sufiah Yusof nhắc đến ở đầu bài từng có tham vọng nuôi năm con thành thiên tài. Để kích hoạt trí tuệ chúng, quanh năm ông đặt máy điều hòa không khí chạy ở nhiệt độ lạnh hệt giữa mùa đông.

Ông cấm các con nghe dòng nhạc và đọc những cuốn sách theo ông không thích hợp. Đến nay, con gái ông vẫn nhắc lại tuổi ấu thơ không khác gì ác mộng.

Phát triển tài năng từ tuổi ấu thơ của ba chị em nhà Polgar, ba nhà vô địch cờ vua Hungari nổi tiếng thế giới, cũng chịu giáo huấn hà khắc của gia đình. Tất thẩy mọi việc trong nhà đều chịu chi phối của giáo huấn cờ vua.

Ông Laszlo Polgar cho rằng chỉ lao động cực nhọc mới có thể gặt hái thành tích cao nhất. Các con ông không theo học trường phổ thông (bố mẹ tự dạy tại nhà) để chúng có thời gian tối đa trao dồi kỹ năng đánh cờ.

Kết quả, chị em nhà Polgar trở thành những nhà vô địch cờ vua thế giới phái đẹp. Họ không có đối thủ và chiến thắng không ít nhà vô địch mày râu như đại kiện tướng Anatolij Karpov, Gari Kasparov hay nhà vô địch thế giới Magnus Carlsen.

Cuốn sách khá nhiều tranh cãi Chiến ca Mẹ Sư tử của Amy Chua, nữ công dân Mỹ gốc Hoa, mô tả rõ nét phương pháp nuôi dưỡng dạng “máu, mồ hôi và nước mắt”. Theo Chua, con thơ chưa phải cá thể được hình thành và có ý thức đầy đủ trong khi cha mẹ nghiêm khắc biết rõ những gì trẻ cần cho cuộc sống và phát triển.

 Liệu có nên áp dụng đại trà triết lý giáo huấn bàn tay sắt? Thực tế ghi nhận khá nhiều trường hợp thành công như ba chị em nhà Polgar song cũng không hiếm trường hợp thất bại bi đát như trường hợp thiên tài tuổi nhí Sufiah Yusof.

Đa số trẻ không phát triển theo đường thẳng. Năng lực trí tuệ của chúng có thể rèn luyện từ tuổi ấu thơ, không khác gì cơ bắp – cảm xúc thường không đuổi kịp.

Để trưởng thành cảm xúc, đòi hỏi thời gian và nhiều trải nghiệm cá nhân, thứ không thể bù đắp bằng thuốc thang. Cá thể cần tự mình trải nghiệm thành công và thất bại, được chấp nhận và bị từ chối, vinh quang và sụp đổ, để tự học kỹ năng xoay xở với mọi tình huống.

Vì thế, với nhiều trẻ có năng khiếu, rèn luyện tuyệt vời trở thành gánh nặng quá sức chịu đựng.

Làm việc phi thường không cần thời gian tập luyện dài chính mới là thiên tài | Playground.com

Tập luyện hay trang bị

Còn một lý do khiến nhiều trẻ thần đồng không phát triển thành kiệt xuất ở tuổi trưởng thành.

Tố chất thiên tài tuổi nhí thường bộc lộ trong những lĩnh vực không đòi hỏi cái gọi là tư duy độc đáo, đa dạng và sáng tạo dựa trên năng lực tìm ra nhiều giải pháp giải quyết vấn đề. Phần nhiều trẻ thiên tài sở hữu năng lực khuôn mẫu xuất chúng như tính nhẩm, đánh cờ vua, âm nhạc.

Đó là những năng lực người bình thường ở tuổi trưởng thành cũng có thể đạt nhờ đầu tư thời lượng tập luyện thích hợp. Các nhà khoa học thậm chí nhào nặn cái gọi là nguyên tắc mười năm “Để giành thành quả xuất sắc trong lĩnh vực bất kỳ, bạn phải đầu tư tối thiểu một thập kỷ lao động cật lực”.

Nỗ lực theo sát sự nghiệp 120 vận động viên thể thao, diễn viên, nghệ sỹ, và các nhà khoa học rút ra kết luận như vậy. Chuyên gia tâm lý Mỹ nổi tiếng, GS Benjamin Bloom, Đại học Chicago chủ nhiệm công trình nghiên cứu, nói.

Nhà văn kiêm nhà báo Mỹ Malcolm Gladwell, tác giả nhiều bài dành cho các nghiên cứu về tài năng, đúc kết quy luật 10 nghìn giờ. “Để đạt trình độ điêu luyện trong lĩnh vực bất kỳ, cần hoàn thành 10 nghìn giờ tập luyện nghiêm túc” – Gladwell dẫn lời chuyên gia thần kinh học, TS Daniel Lavitin.

 Trong nhiều nghiên cứu với tham gia của các nhà soạn nhạc, cầu thủ bóng rổ, nghệ sĩ piano, vận động viên cờ vua, các doanh nhân nổi tiếng thành đạt, 10 nghìn giờ đổ mồ hôi liên tục xuất hiện. Mười nghìn giờ tập luyện, học tập tính chi tiết tương đương ba giờ lao động/ngày hoặc 20 giờ/tuần trong 10 năm.

Xem ra, não chúng ta đòi hỏi thời gian dài như thế để tự thuần hóa tất cả những gì cần thiết và đạt tinh thông thực sự trong lĩnh vực cụ thể.

Những ai có thể làm điều đó không cần thời gian tập luyện dài như vậy chính là thiên tài. Một trong số dị nhân dạng này – công dân Đức Rudiger Gamm (sinh năm 1971) –  được chuyên gia sinh học thần kinh, GS Mauro Pesenti thuộc Đại học Chúa Giáo de Louvain ở Bỉ, nghiên cứu.

Năm 21 tuổi, Gamm  tính nhẩm phép tính toán học phức tạp như tính chính xác kết quả con số bất kỳ lũy thừa chín. Gamm tính nhẩm bằng cách nào?

GS Pesenti thâm nhập vào bên trong hộp sọ nhân tài với trợ giúp của thiết bị cộng hưởng từ. Kết quả cho thấy nhà toán học trẻ sử dụng trí nhớ khác thường. Khi tính nhẩm, Gamm không chỉ tận dụng trí nhớ thao tác có giới hạn mà cả trí nhớ dài, trong đó lưu trữ thông tin liên quan đến bài giải phương trình phức tạp.

Người bình thường thuộc nhóm đối chứng không sử dụng khu vực trí nhớ dài để giải các bài toán.

Nhiều khả năng các thiên tài nhỏ tuổi được trang bị não bộ với cơ chế hoạt động dị thường. Có thể vì lý do như vậy, trong số các thần đồng tuổi nhí, người ta ghi nhận tỷ lệ cao hơn những trường hợp rối loạn tự kỷ, ADHD (hiếu động thái quá) hoặc hội chứng Aspeger (rối loạn thần kinh).

Cuối cùng, để nhân tài xuất chúng tuổi nhí trở thành thần đồng ở tuổi trưởng thành, đòi hỏi ham muốn tò mò, cảm xúc tinh tế, trải nghiệm phong phú và sở thích khám phá thế giới, đồng thời không bị nghẹt thở bởi tham vọng quá lớn.

Hà Việt (theo Nauka)

1 những suy nghĩ trên “Thiên tài nhí vào đời bất hạnh

  1. Pingback: Hỏi con sau giờ tan trường – MXH Biển và Cuộc sống

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÁO CÁO & PHÂN TÍCH

THANH HOÁ
Huế đề nghị dừng dự án thả, trồng san hô 170 tỉ đồng

Tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị dừng dự án trồng, phục hồi san hô trên địa bàn vì chưa thể xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật cho dự án đặc thù này. Ngày 19-11, ông Nguyễn Đình Đức,

22 giờ trước

Thêm về Thanh Hoá

BÌNH THUẬN
Dạy trẻ em về cá mập là điều quan trọng để bảo tồn đại dương

Hơn một phần ba số cá mập cần hành động bảo tồn ngay lập tức, nhưng nỗi sợ cá mập thường làm lu mờ tất cả những lợi ích quan trọng của chúng đối với thế giới. Con người cần

22 giờ trước

Thêm về Bình Thuận

QUẢNG NINH
Thủy liệu pháp tắm rong biển: Tận hưởng sức mạnh phục hồi trong trải nghiệm spa tại nhà!

Thủy trị liệu là gì? Thủy trị liệu là một hình thức y học thay

22 giờ trước

Thêm về Quảng Ninh

BÀ RỊA VŨNG TÀU
Rong biển như thức ăn cho não

Tình trạng thiếu lương thực trên toàn cầu trước đây luôn gắn liền với hạn

22 giờ trước

Thêm về Bà Rịa - Vũng Tàu

HẢI PHÒNG
Từ thức ăn đến bồn tắm, tiềm năng của rong biển đang được khai thác

Thị trường tảo bẹ, “rau diếp biển” và các loại tảo khác đang phát triển

23 giờ trước

Thêm về Hải Phòng