Hướng tới mục tiêu cảng biển xanh không chỉ tập trung vào công nghệ (tài sản hữu hình), mà kiến thức (tài sản vô hình) cũng là thế mạnh mà nhiểu cảng biển chưa tận dụng khai thác.
Bàn về chủ đề này, theo Giuseppe Pace, Thạc sĩ Kỹ thuật Xây dựng, hiện đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Địa Trung Hải (ISMed, Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Ý), câu hỏi đặt ra cho mỗi cảng là làm thế nào để nâng cao nhận thức của các bên liên quan đến cảng về tính bền vững, hướng đến mục tiêu của cảng xanh? Và đồng thời có sự tham gia của các bên liên quan bên ngoài vào một hệ thống quản trị chung minh bạch?
Tại hội thảo phát triển cảng biển xanh do EU tổ chức cách đây chưa lâu, trả lời câu hỏi trên, Giuseppe Pace cho rằng một trong những việc cần làm là nâng cao nhận thức thông qua giáo dục đào tạo cộng đồng cảng, điều đó có nghĩa cần kích hoạt quá trình học tập ở cấp độ đô thị hoặc khu vực. Nói cách khác là làm sao để hình ảnh của cảng đến được với công chúng
Muốn thế lại phải cần một cơ quan giáo dục và đào tạo cảng, có thể là sự kết hợp giữa hệ thống của cảng và thành phố và điều đó lại dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa cảng và thành phố trong việc mở ra cổng học tập cho cộng động tiếp cận
Một tổ chức như vậy có thể gọi là Ban Quản lý giá trị mềm cho cảng biển (SVMS), xuyên suốt các yếu tố chính là xem kiến thức như tài sản vô hình. Kiến thức đó bao trùm cả quy trình công nghệ, tính kinh tế theo phạm vi, sự khác biệt hóa sản phẩm, danh tiếng thương hiệu, và từ mối quan hệ khách hàng và cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc,… đến năng lực/chất lượng của cảng và cơ sở hạ tầng, đường bộ, đường sắt
Việc phổ biến kiến thức hay còn gọi là giáo dục cho cộng đồng về cơ bản tập trung vào xây dựng nhận thức chung về các mục tiêu bền vững. Bởi thế nó không dựa trên văn hóa kinh doanh thông thường hay sự sẵn có của nguồn nhân lực ở cấp địa phương. Kiến thức hay cái gọi là thế mạnh của cảng cũng không dựa trên các chỉ số hiệu suất môi trường đơn giản hóa (ESI).
Không có cảng biển nào giống nhau
Vẫn theo Giuseppe Pace, để cạnh tranh, cảng cần phát triển cộng đồng cảng, kết nối với cộng đồng quốc tế. Công nghệ có thể mua được trên thị trường nhưng văn hóa chỉ có của riêng cảng đó.
Tất cả các cảng đều có bộ mặt riêng, tính chất đặc biệt và lịch sử riêng . Nó chỉ pha trộn các thuộc tính không gian và văn hóa cụ thể với kinh nghiệm quốc tế trong một quá trình học hỏi liên tục, cảng có thể là một không gian “năng động” với nền kinh tế thâm dụng tri thức
Một tổ chức giáo dục hoạt động như một bộ mặt của địa phương/toàn cầu cần sự hỗ trợ của công chúng. Giá trị mềm của cảng biển chính là lịch sử cảng, di sản cảng, nghệ thuật cảng, tái phát triển bờ sông, du lịch tàu biển, du lịch cảng, sinh thái cảng…
Giáo dục cảng còn như một công cụ tiếp thị và xúc tiến du lịch của thành phố. Họ có thể quản lý và khai thác các giá trị và chức năng phi kinh tế xã hội của mình trên cơ sở cách tiếp cận toàn diện.
Cảng không chỉ là cỗ máy kiếm tiền. Bản sắc cảng biển và đô thị cảng biển tích cực góp phần quảng bá thương cảng và đó là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp’ của chính quyền cảng
Từ phương châm đó việc quản lý giá trị mềm cho cảng biển (SVMS) cần được đẩy mạnh. Đó là khai thác và phát huy di sản, văn hóa cảng biển. Bảo tồn và khai thác những địa điểm lịch sử của thành phố cảng.
Cũng có thể thuyết phục khu vực cảng công và tư nhân hợp tác và hỗ trợ các sáng kiến kể chuyện bến cảng; Xây dựng lại thành phố cảng,…
Thúc đẩy văn hóa xanh cũng cần vuợt ranh giới cảng, mở rộng tầm nhìn của cộng đồng cảng. Để làm việc đó cần dựa trên bốn trụ cột trung tâm.
Mời mọi người trải nghiệm khu vực cảng đang hoạt động; Sự kết hợp giữa các chức năng của thành phố và cảng là cần thiết và hấp dẫn; Tàu là thành phần thiết yếu của cảnh quan thành phố cảng và thu hút người dân,du khách và nhà đầu tư.
Hoạt động cảng thương mại cứng ở trung tâm thành phố có thể mang lại hiệu quả kinh tế và mang lại giá trị gia tăng cho quy hoạch đô thị. Di sản hữu hình và phi vật thể của cảng cạn và cảng ướt cần được lưu giữ kể cả khi hoạt động cảng di chuyển khỏi khu vực để phát triển thành phố.
Quy hoạch cần khai thác và phát huy bản sắc thành phố cảng địa phương và huyền thoại cảng kết nối thành phố với nước/biển/sông và với cảng . Thành phố cảng rất khác so với các thành phố khác. Chính quyền cảng nên tiếp tục tham gia vào việc tái phát triển đô thị với việc phát triển cảng.
Chỉ khi kết hợp các thuộc tính không gian và văn hóa cụ thể với kinh nghiệm quốc tế trong một quá trình học tập liên tục, cảng mới có thể trở thành một không gian “hoạt động” với nền kinh tế chuyên sâu về kiến thức- nó cho phép danh xưng cảng xanh đúng nghĩa
Hoàng Nguyên (ảnh| bdmariners)