Trẻ em ven biển​ nhọc nhằn bám chữ

30

Hè là khoảng thời gian học sinh có thể thỏa thích vui chơi bên gia đình, bạn bè sau những ngày học tập miệt mài.

Thế nhưng, với những đứa trẻ sinh ra trong gia đình nghèo sống ở ven biển, trong những vạt rừng phòng hộ thì hè là lúc các em phải phụ giúp cha mẹ bắt từng con ốc, bán từng tờ vé số để vừa mưu sinh, vừa tiếp tục hành trình “nuôi con chữ” và vẽ lên những ước mơ cho tương lai…

Gập ghềnh con đường học chữ

Những ngày đầu tháng 8, nhiều trận mưa to gió lớn đổ xuống dồn dập nhưng vẫn không ngăn được bước chân mưu sinh của em Lê Vĩnh Kỳ (10 tuổi, học sinh lớp 3, ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu).

Kỳ là con lớn, sau em còn 2 đứa em, gia đình rất khó khăn, do đó tranh thủ dịp hè hay những ngày không học là em theo mẹ ra đê biển mò bắt từng con nghêu, con sò kiếm tiền phụ gia đình và mua sắm tập vở cho năm học mới.

Nhà Kỳ sát chân đê, cách trường 3km, mỗi ngày em phải dậy thật sớm đi bộ từ nhà đến trường. Việc học nhọc nhằn là vậy, nhưng em chưa từng có ý định bỏ học.

“Mỗi ngày em ráng bắt thật nhiều nghêu, ốc để có tiền phụ mẹ lo cho việc học. Em xin cha mẹ cho học hết cấp 3 để có thể xin được việc làm, sau này chăm lo cho cha mẹ và các em có cuộc sống tốt hơn, không còn nghèo khổ nữa”, Kỳ bộc bạch.

Men theo con đường mòn ở Mương Bốn (ấp Vĩnh Mới, xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình) lần ra cửa biển, có hơn 20 gia đình sinh sống trong những căn nhà lụp xụp, tạm bợ.

Các gia đình đều sống bằng nghề làm thuê, làm ngư phủ, mò cua bắt ốc, ở đây mỗi gia đình có từ 3 – 6 đứa con, có em cần mẫn bám trụ thì học hết cấp 2, có em đã 8 – 10 tuổi dù rất thích được đi học nhưng chưa được một lần đến trường.

Mặc dù đạt lực học xuất sắc, song vì hoàn cảnh khó khăn nên vừa hết lớp 4 là em Sơn Mỹ Hằng (14 tuổi, ấp Vĩnh Mới) phải gác lại con đường học tập nhường lại cho 2 đứa em kế. Cả gia đình 6 miệng ăn chỉ trông chờ vào tiền kéo tôm thuê 5 triệu đồng/tháng của người cha.

Năm nay, mẹ Hằng sinh thêm em bé, khó khăn càng chồng chất. Hai em gái của Hằng học cũng khá, giỏi, nhưng vì cuộc sống ngày càng bí bách nên con đường đến trường của các em đang đối diện với nhiều thử thách.

“Thương mẹ cha vất vả, nghèo khó nên đứa con gái lớn nhường lại cho 2 em, giờ đứa nhỏ nhất xin học hết lớp 3 rồi nghỉ để gia đình tập trung lo cho chị Ba. Tội nghiệp các con tôi, đứa nào học cũng giỏi, ham học nhưng vì chi phí học tập cao, trong khi cơm ăn còn bữa đói bữa no thì lấy gì mà lo chuyện học hành”, chị Sơn Thị Hoành Ny ngậm ngùi sẻ chia.

Phụ huynh miền biển cõng con đến trường

Mong được tiếp sức dài hơi

Cuộc sống của đa số trẻ em sống vùng ven biển đầy rẫy thiếu thốn, chật vật. Có em nghèo đến nỗi cái áo trắng đến trường đã ngả vàng nhưng cha mẹ không có tiền mua áo mới. Có em khi đi học, trên người còn lấm lem bùn đất và cả mùi của nắng cháy.

Đi học sớm, trường lại xa, em nào có điều kiện hơn thì cha mẹ đưa đi học bằng xe máy, nghèo hơn thì tự đạp xe. Cực nhất là các em sống trong những cánh rừng phòng hộ, đường đi sình lầy, mỗi ngày các em phải đi bộ mấy cây số mới đến được trường.

Cơm ăn hằng ngày còn thiếu hụt nên hầu hết các em khi đi học chỉ ăn vội miếng khoai, chén cháo loãng, mì gói hoặc để bụng đói đến trường. Bấp bênh, chông chênh con đường tìm con chữ nhưng nhiều em vẫn nỗ lực vượt qua, khát khao về cuộc sống sau này tốt đẹp hơn.

Nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng trẻ em nghèo ven biển vì cuộc sống khó khăn phải bỏ học giữa chừng, thời gian qua, các tổ chức, đoàn thể xã hội, mạnh thường quân đã rất quan tâm, chung tay hỗ trợ các em dưới nhiều hình thức như: tặng tập, học bổng, bảo hiểm y tế, xe đạp, cho các em mượn sách, nhận đỡ đầu…,

song những sự hỗ trợ đó chỉ giúp các em với bớt khó khăn trong thời gian ngắn, chứ chưa đủ so với nhu cầu thực tế. Và để tiếp tục được đến trường, các em vẫn phải cùng gia đình “tự lực cánh sinh”.

Chẳng có đứa trẻ nào là không muốn vui chơi, học hành, được nâng niu, nhưng không may sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn nên các em phải sớm lao vào cuộc mưu sinh để giảm áp lực gánh nặng cùng gia đình mình.

Thiết nghĩ, để trẻ em nghèo có thể tiếp tục con đường đến trường, cần lắm những chương trình, dự án hỗ trợ, đỡ đầu dài hơi, ít nhất là giúp các em tốt nghiệp trung học phổ thông để có điều kiện học nghề, xin việc làm tại các nhà máy, xí nghiệp hoặc tiếp tục học lên cao đẳng, đại học, từ đó có một tương lai xán lạn hơn, không phải trông chờ vào nghề đi biển, làm thuê.

Theo báo Bạc Liêu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÁO CÁO & PHÂN TÍCH

THANH HOÁ
Huế đề nghị dừng dự án thả, trồng san hô 170 tỉ đồng

Tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị dừng dự án trồng, phục hồi san hô trên địa bàn vì chưa thể xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật cho dự án đặc thù này. Ngày 19-11, ông Nguyễn Đình Đức,

20/11/2024

Thêm về Thanh Hoá

BÌNH THUẬN
Dạy trẻ em về cá mập là điều quan trọng để bảo tồn đại dương

Hơn một phần ba số cá mập cần hành động bảo tồn ngay lập tức, nhưng nỗi sợ cá mập thường làm lu mờ tất cả những lợi ích quan trọng của chúng đối với thế giới. Con người cần

20/11/2024

Thêm về Bình Thuận

QUẢNG NINH
Thủy liệu pháp tắm rong biển: Tận hưởng sức mạnh phục hồi trong trải nghiệm spa tại nhà!

Thủy trị liệu là gì? Thủy trị liệu là một hình thức y học thay

20/11/2024

Thêm về Quảng Ninh

BÀ RỊA VŨNG TÀU
Rong biển như thức ăn cho não

Tình trạng thiếu lương thực trên toàn cầu trước đây luôn gắn liền với hạn

20/11/2024

Thêm về Bà Rịa - Vũng Tàu

HẢI PHÒNG
Từ thức ăn đến bồn tắm, tiềm năng của rong biển đang được khai thác

Thị trường tảo bẹ, “rau diếp biển” và các loại tảo khác đang phát triển

20/11/2024

Thêm về Hải Phòng