Kỳ 3 – Gáy như gà sủa như chó

25

 

Thế giới từng ghi nhận chuyện về những đứa trẻ được thú vật nuôi dưỡng trước sáu tuổi. Không ai dạy nhưng các em đều nhiễm lối sống của những loài thú đó một cách tự nhiên.

Không ít em trong số ấy sau này trở về xã hội loài người vẫn duy trì thói quen sinh hoạt của cầm thú mà các em từng chung sống.

Tarzan mồ côi được tinh tinh nuôi dưỡng, Mowgli lớn lên – theo sách Rừng Xanh – nhờ chó sói. Tuy nhiên cuối cùng cả hai đều trở lại trong lòng nền văn minh nhân loại, nơi chúng sống nhiều năm và hạnh phúc. Sự thật ghi nhận những chuyện như thế nhưng không phải bao giờ cũng kết thúc lạc quan. Ngày nay bi kịch chủ yếu xảy ra với những trẻ bị bỏ rơi, thường không phải cư dân rừng núi, mà dân thành phố và nông thôn.

Sujit Gà Con

“Gia đình đã quăng cậu bé ra trại gà ở gần nhà. Hằng ngày, lúc đi vắt sữa bò, tôi vẫn nhìn thấy nó” – ông Singh, cư dân ngôi làng nhỏ Nausori một trong nhiều hòn đảo Fidzi trên Thái Bình Dương kể trong phim tài liệu “Những đứa trẻ hoang dã” đã phát trên kênh Discovery World.

Sau chừng một năm chung sống với gà, Sujit bắt đầu có những hành vi ứng xử như đàn gà. Bé gáy hệt gà trống, vỗ hai cánh tay hệt sở hữu đôi cánh như gà, thích đào bới đất cát.

Sẽ không ai biết đến tồn tại của bé nếu một đêm nọ, năm 1982, người qua đường không tình cờ phát hiện nó trên phố nhộn nhịp. Từ đó bé dị thường được đưa đến cô nhi viện (nơi nuôi dưỡng trẻ mồ côi) ở ngoại ô Suva, thủ phủ Fidzi. Cuộc điều tra ngắn sau đó cho thấy nạn nhân nhỏ tuổi tên là Sujit Kumar. Quãng hơn hai tuổi, bé bị nhốt vào trại gà và sống với đàn gà vài năm. Nghe nói, trước đó, thi thoảng Sujit lên cơn động kinh. Cha mẹ nghĩ con bị ma ám nên họ vứt con khỏi nhà. Vài năm trôi qua, số phận của cha mẹ nạn nhân cũng kết thúc bi thảm. Mẹ tự tử không rõ nguyên nhân, trong khi cha bị sát hại.

Quãng hơn hai tuổi, bé bị nhốt vào trại gà và sống với đàn gà vài năm. Ảnh: YouTube / dinesh chand

“Sujit không cho phép ai đến gần. Mọi người đều sợ nó” – nhân viên cô nhi viện, nơi cậu bé bị cùm chân bằng dây vải vào cột nhà hoặc vào đinh to đóng trên tường nhà, kể lại.

Người ta gọi nó là Gà Con. Và cuộc sống của Sujit kéo dài như thế trên 20 năm. “Gà Con được tự do. Anh có thể đi lại thoải mái trong phòng” – nhân viên phân bua. Năm 2004 số phận kẻ bất hạnh thay đổi khi bà Erlizabeth Clayton, tiến sĩ tâm lý New Zeland, chủ tịch câu lạc bộ Rotary ở Suva, nghe được câu chuyện buồn của Sujit.

“Không hề có biểu hiện tính người ở Sujit. Nạn nhân ứng xử không khác gì gà hoang. Thậm chí không có khả năng ngồi lên ghế” – bà Clayton, quyết định nhận chăm sóc Sujit đã trưởng thành, nhận định.

Gà Con được chuyển đến một trung tâm dành cho trẻ khuyết tật do TS Clayton phụ trách và sau đó sống cùng với gia đình bà. Ở đó nỗ lực phục hồi chức năng cho bệnh nhân được khởi động.

Sujit bắt đầu học cách trao đổi thông tin, cho dù ban đầu cậu chỉ có thể phát âm “cục tác”. Hành vi ứng xử điển hình của loài gia cầm dần biến mất. Bây giờ kẻ bất hạnh khoảng 40 tuổi song vẫn kêu “cục tác” khi nhìn thấy thức ăn hoặc sợ hãi. Vẫn không biết nói nhưng cuối cùng anh cũng có cuộc sống yên bình.

“Những đứa trẻ hoang dã có thể rũ bỏ chấn thương tâm lý trong quá khứ với điều kiện chúng được chuyển đến môi trường thân thiện và có chăm sóc tâm lý” – chuyên gia nhân chủng học Anh Quốc, TS Mary-Ann Ochota dẫn giải. Cũng có thể dạy họ nói nếu nạn nhân được phát hiện vào giai đoạn phát triển sớm. Tiếc rằng với Sujit đã quá muộn.

Bài liên quan: Kỳ 1 – Người lớn toàn nghĩ ngược

Oksana sủa như khuyển

Số phận gây shock tương tự Sujit Gà Con cũng xảy ra với bé gái Ucraina Oksana Malaja ở làng Nova Blagovieszczenka.

Đứa trẻ sinh ra trong gia đình đông đúc nghe nói đã khổ sở vì hội chứng rối loạn phát triển và bị cha mẹ nát rượu vứt ra mảnh vườn gần nhà. Oksana sống năm năm trong mảnh vườn cùng đàn chó hoang. Lũ khuyển đã chăm sóc và mang cho bé gái cảm giác an toàn tương đối. Bé giao lưu với thế giới bằng âm thanh gầm gừ và tiếng sủa.

Đứa trẻ sinh ra trong gia đình đông đúc nghe nói đã khổ sở vì hội chứng rối loạn phát triển và bị cha mẹ nát rượu vứt ra mảnh vườn gần nhà. Oksana sống năm năm trong mảnh vườn cùng đàn chó hoang. Ảnh: YouTube / Mr8063

Năm 1991 khi người ta tìm được, Oksana đã tám tuổi nhưng nhỏ hơn nhiều so với trẻ cùng lứa. Nó bẩn thỉu, nhếch nhác và hung dữ, không thể đi bằng hai chân. Sau khi chuyển đến bệnh viện dành cho bệnh nhân tâm thần gần Odesa, Oksana được chữa trị nhiều năm, để bổ sung những thiếu hụt trong đào tạo, xã hội hóa với môi trường và học nói.

Các chuyên gia đã giúp bệnh nhân nhỏ tuổi bù đắp khá nhiều kỹ năng, dù vẫn không thể xóa nhòa rào cản tình cảm khả dĩ cho phép Oksana duy trì quan hệ lâu dài và bình thường với cộng đồng. Trái lại thành công lớn là bé gái đã đạt kỹ năng phát ngôn trôi chảy.

“Từ lúc trẻ sau 12 tháng tuổi đến 12 tuổi được coi là giai đoạn cơ chế bẩm sinh và đa năng thuần hóa tiếng nói hoạt động đối với  tất cả ngôn ngữ và nền văn hóa. Sau giai đoạn đó, cơ chế này sẽ tự thui chột”,

Chuyên gia ngôn ngữ Ba Lan, TS Danuta Mikulska, tác giả phương pháp giao tiếp bằng ngôn ngữ cử chỉ với trẻ sơ sinh.

Tại sao Oksana có năng lực phát ngôn, trong khi Sujit không có?

Câu trả lời tiềm ẩn trong lý thuyết khẩu ngữ do chuyên gia ngôn ngữ kiêm thần kinh học TS Eric Lenneberg (1921-1975) soạn thảo về năng lực thuần hóa ngôn ngữ.

Bài liên quan: Kỳ 2 – Khả năng học trong vô thức

Theo nhà khoa học Mỹ gốc Do Thái Đức, tồn tại một khoảng thời gian nhất định có thể học nói. Nếu giai đoạn này không xuất hiện trước kết thúc tuổi dậy thì, cá thể sẽ suốt đời không thể làm chủ ngôn từ. Oksana may mắn được các chuyên gia chăm sóc chuyên môn năm bé tám tuổi, Sujit không tiếp xúc tiếng người suốt thời gian gần 30 năm.

“Đã nhiều năm các nhà khoa học đặt câu hỏi về năng lực thuần hóa khẩu ngữ, yếu tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng theo nhãn quan xã hội hóa những trẻ hoang dã” – chuyên gia ngôn ngữ Ba Lan, TS Danuta Mikulska, tác giả phương pháp giao tiếp bằng ngôn ngữ cử chỉ với trẻ sơ sinh phát biểu.

Năm bốn tuổi, Traian bỏ nhà ra đi sau trận đòn thô bạo của cha và hơn ba năm sống cùng đàn chó hoang trong rừng rậm Transylvania, Rumania. Ảnh: Detecter.com

“Trẻ sau 12 tháng tuổi đến quãng 12 tuổi được coi là giai đoạn cơ chế bẩm sinh và đa năng thuần hóa tiếng nói hoạt động với tất cả ngôn ngữ và nền văn hóa. Sau giai đoạn đó, cơ chế này sẽ tự thui chột” – nhà khoa học Ba Lan giải thích.

Bi kịch chủ yếu xảy ra với những trẻ bị bỏ rơi, thường không phải cư dân rừng núi, mà dân thành phố và nông thôn

Tuy nhiên để ngôn ngữ được thuần hóa, nhất thiết đòi hỏi hỗ trợ của xã hội, yếu tố nhìn chung trẻ hoang dã không có.

Tất nhiên thực tế cũng ghi nhận trường hợp cá biệt. Chuyện xảy ra với bé trai Di gan Traian Caldarar. Năm bốn tuổi, Traian bỏ nhà ra đi sau trận đòn thô bạo của cha và hơn ba năm sống cùng đàn chó hoang trong rừng rậm Transylvania, Rumania. Năm 2002, sau khi được tìm thấy, bé đến trường bình thường. Nơi ấy, Traian nhanh chóng thích nghi với bạn đồng lứa và toán là môn học yêu thích của bé.

Tiến Đôn (theo Czlowiek)

1 những suy nghĩ trên “Kỳ 3 – Gáy như gà sủa như chó

  1. Pingback: 12 lợi ích cốt lõi – MXH Biển và Cuộc sống

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÁO CÁO & PHÂN TÍCH

THANH HOÁ
Các trường học đi đầu trong việc giảm thiểu nhựa

Các trường học đang chuyển mình thành những nhà vô địch sinh thái và siêu anh hùng chống nhựa, vượt ra ngoài sách vở và kỳ thi.

17/09/2024

Thêm về Thanh Hoá

BÌNH THUẬN
Tại sao thời trang nhanh lại là vấn đề của đại dương

Giá quần áo thường tương đối thấp và nhiều người trong chúng ta cảm thấy phấn khích khi thường xuyên mặc quần áo mới. Nhưng liệu việc cố gắng sở dụng những thiết kế mới nhất có phải trả giá

17/09/2024

Thêm về Bình Thuận

QUẢNG NINH
Truyền thống văn hoá dân tộc chính là cội nguồn sức mạnh của toàn dân tộc

Ngày 16/9/2024, tại TP Hải Phòng, Công ty CP Viện Phong thủy Khoa học Toàn

16/09/2024

Thêm về Quảng Ninh

BÀ RỊA VŨNG TÀU
Vai trò của đại dương trong nền văn hóa bản địa

Đại dương không chỉ là những khối nước mênh mông; chúng là mạch sống, là

16/09/2024

Thêm về Bà Rịa - Vũng Tàu

HẢI PHÒNG
Loại rong biển nào có hương vị ngon nhất

Sử dụng tảo bẹ như một loại gia vị tươi ngon, giàu khoáng chất và

16/09/2024

Thêm về Hải Phòng