Cơ hội người trẻ được sáng tạo giải pháp quản lý nhựa

19

Bà Nguyễn Nhã Quyên, Giám đốc Vận hành Quỹ SVF chia sẻ mục tiêu chương trình “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024”

Chương Trình “Giải Pháp Đổi Mới Tuần Hoàn Nhựa 2024” vừa được Unilever Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hiệp hội Doanh nghiệp Anh BritCham, Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF) phát động. Chương trình hướng đến mục tiêu- Cải thiện sức khỏe hành tinh thông qua quản lý rác thải nhựa và phát triển bao bì bền vững. Về mục tiêu SVF muốn đạt được thông qua việc tham gia Chương trình  bà Nguyền Nhã Quyên cho biết:

‘+ SVF là một tổ chức phi lợi nhuận có bề dày kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và tinh thần doanh nhân doanh nghiệp, hướng tới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững trên cả phạm vi quốc gia và địa phương.

Với hơn mười năm kinh nghiệm triển khai các chương trình thúc đẩy sự tăng trưởng của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và các dự án hỗ trợ doanh nhân doanh nghiệp ở cấp độ quốc gia, SVF được biết đến như một đơn vị tiên phong trong việc truyền cảm hứng về những xu hướng mới, những mô hình hợp tác, và nâng cao năng lực cho lãnh đạo doanh nghiệp, cùng lực lượng lao động và các thành viên hệ sinh thái.

Trong mỗi giai đoạn của chu kỳ phát triển kinh tế xã hội, SVF sẽ lựa chọn một số trụ cột kỹ thuật quan trọng mà công nghệ, đổi mới sáng tạo, và tinh thần doanh nhân doanh nghiệp có thể đóng góp và hỗ trợ mạnh mẽ, để ưu tiên thiết kế chương trình và nâng cao nhận thức cộng đồng. Các năm trở lại đây, tác động môi trường, kinh tế tuần hoàn, tác động xã hội là các lĩnh vực được SVF ưu tiên.

SVF mong muốn là tận dụng thế mạnh của mình để đóng góp vào thành công của Chương trình, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững trong lĩnh vực xử lý rác thải nhựa, thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái doanh nhân doanh nghiệp trong lĩnh vực tuần hoàn nhựa nói riêng và phát triển bền vững nói chung.

Chúng tôi hy vọng truyền cảm hứng, nâng cao nhận thức của cộng đồng tri thức, nhóm nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ và đổi mới sáng tạo có thể sử dụng năng lực của mình kiến tạo các mô hình giải pháp mới giúp giải quyết các bài toán đầy thách thức trong lĩnh vực thu gom, tái chế rác thải nhựa nói riêng, và câu chuyện bảo vệ môi trường nói chung.

-Có những cách thức và hành động nào mà SVF dự định áp dụng về kiến thức và công nghệ khoa học để hỗ trợ chương trình này?

+ Trong Chương trình, SVF thiết kế mô hình phễu cùng các hoạt động, thiết lập một không gian an toàn để các đơn vị cung cấp giải pháp, các nhà nghiên cứu, những người trẻ đầy đam mê được sáng tạo, được thể hiện các ý tưởng sáng tạo của mình và được hỗ trợ để phát triển ý tưởng. Vai trò của SVF bao gồm:

Kết nối các bên liên quan: SVF kêu gọi sự đồng hành của mạng lưới hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và doanh nhân doanh nghiệp để kết nối các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khởi nghiệp có chuyên môn về khoa học, công nghệ trong lĩnh vực tuần hoàn nhựa tham gia đồng hành cùng Chương trình.

Đồng hành và tư vấn: Với vai trò là đối tác kỹ thuật, SVF xây dựng khung đánh giá về các tiêu chí cho việc lựa chọn giải pháp đáp ứng đề bài và tư vấn cách thức triển khai Chương trình để thu hút sự tham gia của các thành tố hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và tuần hoàn nhựa, đặc biệt là các đơn vị cung cấp giải pháp  tại Việt Nam.

-SVF có kế hoạch nào để khuyến khích doanh nghiệp sử dụng các giải pháp tái chế nhựa trong hoạt động kinh doanh của họ không?

Nguyễn Nhã Quyên, Giám đốc Vận hành Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF) | Linkedln

+Hỗ trợ trong Chương trình Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa, đóng góp kinh nghiệm và chuyên môn của SVF để góp phần mang đến sự thành công cho Chương trình và lan tỏa chương trình đến với các bên liên quan trong hệ sinh thái, giúp cộng đồng và hệ sinh thái nhận thức được về xu hướng “kinh tế xanh”, “kinh tế tuần hoàn” nói chung và “tuần hoàn nhựa” nói riêng để có những hành động thực tiễn là một trong số những việc mà SVF đang khuyến khích doanh nghiệp sử dụng các giải pháp tái chế nhựa trong hoạt động kinh doanh.

-Thế còn lợi ích mà SVF hy vọng đạt được từ việc tham gia chương trình này là gì?

+Sự thành công của Chương trình mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan trong hệ sinh thái, sau chương trình có thể tìm thấy các giải pháp đổi mới sáng tạo xuất sắc mà SVF có thể tiếp tục đồng hành lâu dài trong các chương trình quốc gia khác.

Đối với  cơ quan quản lý nhà nước chúng tôi mong muốn góp phẩn thức đẩy chủ trương Giảm thiểu rác thải nhựa thông qua việc phát triển các giải pháp mới, sáng tạo để thu gom, phân loại và tái chế bao bì nhựa, đặc biệt là bao bì nhựa mềm. Điều này sẽ giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa thải ra môi trường, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Ngoài ra là Thực hiện quy định EPR: Chương trình sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thực hiện quy định EPR về trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì. Điều này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp thiết kế sản phẩm thân thiện với môi trường và nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý rác thải nhựa.

Và cùng với đó là góp phần phát triển kinh tế bởi Chương trình sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tuần hoàn nhựa, tạo ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Về phía Doanh nghiệp, khi tham gia chương trình sẽ tiết kiệm chi phí. Các giải pháp đổi mới, sáng tạo trong thu gom, phân loại và tái chế bao bì nhựa có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí xử lý rác thải. Chuẩn bị sẵn sàng cho các quy định mới liên quan đến bảo vệ môi trường.

Điều đó cũng giúp tăng doanh thu. Doanh nghiệp có thể phát triển các sản phẩm mới từ nhựa tái chế, mở ra cơ hội kinh doanh mới và tăng doanh thu. Tìm kiếm các mô hình mới, sán phẩm mới, tiếp cận thị trường và khách hàng có nhận thức cao hơn.

Và đặc biệt hơn là nâng cao hình ảnh thương hiệu, bởi doanh nghiệp tham gia vào chương trình sẽ thể hiện cam kết của mình về bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội.

Trong khi đó với cộng đồng là có được môi trường sống trong lành nhờ giảm thiểu rác thải nhựa sẽ góp phần bảo vệ môi trường sống, cải thiện chất lượng không khí và nguồn nước.

Điều đó dẫn đến sức khỏe cộng đồng tốt hơn nhờ giảm thiểu rác thải nhựa sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh do ô nhiễm môi trường.

Chương trình cũng tạo ra cơ hội việc làm cho người dân trong lĩnh vực thu gom, phân loại và tái chế rác thải nhựa.

Chương trình cũng mở ra cơ hội thư hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực tuần hoàn nhựa, thúc đẩy phát triển thị trường này.

Ngay cả các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận cũng có thể hợp tác với các bên liên quan khác để triển khai các dự án về quản lý rác thải nhựa và giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế tuần hoàn trong cộng đồng doanh nhân doanh nghiệp.

(Còn nữa)

Hồng Trang Thực hiện

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÁO CÁO & PHÂN TÍCH

THANH HOÁ
Di dời cảng cá Quy Nhơn: Gần 99 tỉ đồng xây khu tái định cư

Những hộ dân bị ảnh hưởng trong quá trình di dời cảng cá Quy Nhơn sẽ được bố trí tái định cư. Ngày 30.9, UBND tỉnh Bình Định cho biết sẽ chi gần 99 tỉ đồng để xây dựng khu

02/10/2024

Thêm về Thanh Hoá

BÌNH THUẬN
Khám phá nguyên liệu vàng, vang danh ẩm thực Việt

Ngày 01/10/2024, tại Thành phố Hà Nội, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam và Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) công bố chương trình hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Đề án

02/10/2024

Thêm về Bình Thuận

QUẢNG NINH
Giun tàu có thể trở thành siêu thực phẩm toàn cầu

Các loại nhuyễn thể này là món ăn nổi tiếng ở một số vùng Đông

02/10/2024

Thêm về Quảng Ninh

BÀ RỊA VŨNG TÀU
Nâng cao năng lực canh tranh dựa trên tài sản trí tuệ và truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Ngày 30/9/2024, tại tỉnh Tiền Giang, Viện Phát triển Doanh nghiệp – Liên đoàn Thương

01/10/2024

Thêm về Bà Rịa - Vũng Tàu

HẢI PHÒNG
Người Hà Tĩnh soi đèn cả đêm nhặt ‘lộc biển’

Những ngày qua, người dân ở xã Kỳ Ninh (TX.Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đổ xô

01/10/2024

Thêm về Hải Phòng