Giảm thiểu POPs trong ngành dệt may: Hướng tới sản xuất xanh và bền vững

73

Ngành dệt may – trụ cột xuất khẩu của Việt Nam – đang đối mặt với thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là việc sử dụng và phát thải các hóa chất độc hại. Trong bối cảnh đó, Dự án “Giảm thiểu sử dụng và phát thải hóa chất, bao gồm POPs, trong lĩnh vực dệt may” được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy lộ trình chuyển đổi xanh, đảm bảo phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

Viện Khoa học Môi trường, Biển và Hải đảo vừa tổ chức cuộc họp kỹ thuật với chủ đề “Thúc đẩy thực thi các chính sách, quy định về quản lý hóa chất cần quan tâm và bảo vệ môi trường trong ngành dệt may”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án do Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) tài trợ thông qua Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), hướng đến việc giảm thiểu hóa chất độc hại như POPs trong sản xuất.

Phát biểu khai mạc, Viện trưởng Nguyễn Lê Tuấn nhấn mạnh: Dệt may là ngành kinh tế mũi nhọn, xếp thứ ba thế giới về xuất khẩu. Tuy nhiên, yêu cầu từ thị trường quốc tế và trách nhiệm môi trường đang buộc ngành phải chuyển đổi xanh. Một trong những ưu tiên hàng đầu là quản lý hóa chất độc hại – đặc biệt là các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs).

Dự án bao gồm ba hợp phần chính: Chia sẻ thông tin, thí điểm quản lý CoCs/POPs tại các cơ sở dệt may; Thúc đẩy đổi mới sinh thái và kinh tế tuần hoàn; Xây dựng hệ thống quản trị tri thức để nhân rộng mô hình

Cuộc họp cũng giới thiệu kế hoạch dự án và khung pháp lý liên quan đến hóa chất tại Việt Nam. Đại diện Bộ Công Thương, Bộ Môi trường, NRDC, UNEP, OECD và các chuyên gia đã trao đổi sâu về Luật Hóa chất sửa đổi, các chính sách quốc tế, hướng dẫn kỹ thuật BAT/BEP nhằm kiểm soát POPs hiệu quả.

Kết luận cuộc họp, ông Phạm Văn Lợi – chủ tọa – nhấn mạnh cần khắc phục khoảng trống pháp lý, nâng cao nhận thức cộng đồng và tăng cường phối hợp giữa các bên. Viện Khoa học Môi trường, Biển và Hải đảo cam kết đồng hành cùng các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế để đưa dự án vào thực tiễn một cách hiệu quả.

PV

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÁO CÁO & PHÂN TÍCH

THANH HOÁ
Vì sao cá từ đại dương có thể giúp trẻ em thông minh và học tốt hơn?

Tại Việt Nam – quốc gia có hơn 3.000 km đường bờ biển, nơi cá và thủy sản luôn hiện diện trong bữa ăn hàng ngày – câu hỏi “Ăn cá có thực sự giúp học sinh học giỏi hơn

24/07/2025

Thêm về Thanh Hoá

BÌNH THUẬN
Tôm Việt Nam vươn tầm tại Mỹ – Định vị bằng chất lượng và giá trị gia tăng

Trong nửa đầu năm 2025, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt hơn 2 tỷ USD, tăng trưởng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt tại thị trường Mỹ – một trong những thị trường khó tính và cạnh

21/07/2025

Thêm về Bình Thuận

QUẢNG NINH
5 việc người dân ven biển cần làm để chủ động ứng phó với bão

Kinh nghiệm từ Việt Nam và quốc tế cho thấy: phòng chống bão hiệu quả

21/07/2025

Thêm về Quảng Ninh

BÀ RỊA VŨNG TÀU
Giông bão đến – biển dạy ta đứng vững

Cơn bão số 3 mang tên quốc tế Wipha vừa tiến sát vùng biển Bắc

21/07/2025

Thêm về Bà Rịa - Vũng Tàu

HẢI PHÒNG
Bão số 3 (Wipha) giật cấp 11, có khả năng mạnh thêm khi tiến gần vịnh Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng nay (17/7), bão

21/07/2025

Thêm về Hải Phòng