Lắng nghe nhu cầu của trẻ

15

Theo chia sẻ của bài “Thiên tài nhí vào đời bất hạnh” trên Nauka, nhiều thần đồng không trở thành xuất chúng khi trưởng thành, thậm chí, còn vào đời bất hạnh, trong khi đa số nhân vật xuất chúng có tuổi ấu thơ bình thường. Ông nghĩ sao về điều này?

Tung hô có thể khiến trẻ choáng ngợp với năng lực của chính nó. Khi lớn lên, trẻ có thể bị ảo tưởng và không đầu tư vào lĩnh vực khác.

Ở tuổi tiểu học, quan trọng nhất là sức khỏe của con.

Ở Pháp, cấp tiểu học được nửa ngàyThứ Tư để giãn thời gian học của những ngày khác . 

Phương pháp giáo dục sớm cho rằng trẻ từ 0-6 tuổi có thể bộc lộ năng lực nổi trổi nào đó. Trên cơ sở đó, có thể tác động đến năng lực nổi trội của đứa trẻ.

Khi trẻ phát triển đến ngưỡng nào đó,  năng lực về lĩnh vực này sẽ chững lại. Thêm vào đó, khi nhỏ có thể trẻ chỉ giành quan tâm đến một lĩnh vực hoạt động, nhưng lớn lên, trẻ còn nhiều quan tâm khác như học tiếng Anh, toán học, văn học, v.v.

Khi đó, năng lượng của trẻ phải san sẻ ra nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể điều đó không tạo điều kiện cho trẻ tập trung vào một hướng như hồi nhỏ. Tập trung năng lượng khi trưởng thành cũng giảm.

Cha mẹ duy trì hứng thú, say mê hoạt động của trẻ thế nào khi trưởng thành cũng là vấn đề. Phải chăng tung hô nhiều quá, trẻ có tâm lý thỏa mãn, không còn mong muốn chinh phục hoặc khát vọng vươn lên đỉnh cao nữa?

“Học theo yêu cầu của cha mẹ”, “không theo nhu cầu” của trẻ khiến trẻ “chán học, bỏ học” | Pexels.com

Thời nào cũng cần đam mê

Cần xác định nhu cầu của trẻ từ cha mẹ hay từ chính trẻ?

Nhiều cha mẹ muốn con nhanh biết đọc, biết tính, cho con học chữ, học số từ hai – ba tuổi. Trẻ thực hiện được bằng ghi nhớ các số từ hình và chỉ dẫn lặp đi lặp lại do cha mẹ cung cấp.

Phải chăng đó là nhu cầu hãnh diện của cha mẹ?

Điều đó chưa hẳn đã phù hợp với phát triển của hệ thần kinh của trẻ. Quá nhỏ học tập quá nhiều khiến trẻ căng thẳng, thậm chí chán học, sợ học.

Khi còn nhỏ, phụ thuộc vào cha mẹ nhiều, trẻ học theo yêu cầu của cha mẹ. Ở tiểu học, học vẫn phụ thuộc cha mẹ. Tới cấp hai, tính độc lập của các em nhiều hơn. Lên cấp ba, các em bước vào giai đoạn khủng hoảng bản sắc. Tìm hướng đi cho mình, các em gia tăng nhu cầu học tập và tham gia các hoạt động.

Kể cả với chúng ta, với những gì không hứng thú, chúng ta không giành đam mê, nhiệt huyết. Chỉ làm cho xong, hoàn thành trách nhiệm. Với trẻ cũng vậy.

Ở hoạt động nào đó không đúng nhu cầu, mong muốn trẻ vẫn thực hiện nhưng hiệu quả hoạt động chỉ đạt mức tối thiểu, để đáp ứng nhu cầu của người lớn. Học để đáp ứng nhu cầu của cha mẹ làm giảm nỗ lực, giảm phấn đấu tìm tòi, sáng tạo. Đến lúc nào đó, trẻ có thể bỏ học, chán học, không thích thú với hoạt động nữa.

“Ngoài phát triển năng lực chuyên môn cần phát triển năng lực khác giải quyết các mối quan hệ xung quanh trẻ”, TS. Hoàng Gia Trang | Pexels.com

Học cách giải các quan hệ xã hội

Vậy làm gì để đáp ứng mong muốn của con và ước nguyện cha mẹ?

Đầu tiên, phụ huynh nên lắng nghe nhu cầu từ trẻ. Quan sát, tìm hiểu xem trẻ thực sự muốn gì, hứng thú với lĩnh vực nào và giúp trẻ được thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực đó.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần nuôi dưỡng trẻ tất cả các mặt. Ngoài năng lực về toán học, còn có âm nhạc, hội họa, giao tiếp xã hội… thay vì chỉ một lĩnh vực. Cũng nên tránh tung hô. Tung hô  khiến trẻ choáng ngợp với năng lực của chính nó. Khi lớn lên, trẻ  bị ảo tưởng và không đầu tư vào lĩnh vực khác.

Cố gắng khơi gợi và giúp trẻ tìm niềm đam mê, hứng thú trong các hoạt động khác nhau, giúp cuộc sống của trẻ hài hòa hơn.

Giáo dục ngoài phát triển năng lực chuyên môn cần phát triển năng lực khác để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống và các quan hệ xung quanh trẻ.

Chẳng hạn trẻ có thể phát triển tốt về toán học nhưng năng lực xã hội, giao tiếp, quan hệ không có trải nghiệm. Những đứa trẻ ấy sau này có thể khó thành đạt.

Học sinh học trường chuyên tập trung học giỏi một số môn học nào đó có nguy cơ thiếu quan tâm đến các lĩnh vực học tập khác, kỹ năng sống. Các em thiếu trải nghiệm các quan hệ bên ngoài hay kỹ năng xử lý vấn đề. Cuộc sống của các em có thể khó khăn nhiều hơn các bạn khác học ở các trường bình thường.

“Con gái tôi học trường làng. Tôi luôn ưu tiên cho con quyền tự quyết và lắng nghe nhu cầu từ con”, TS. Hoàng Gia Trang | Pexels.com

Con gái tôi học trường làng

Bản thân ông áp dụng phương pháp nuôi dạy con ra sao?

Tôi có con trai đang học cấp hai và con gái đang học cấp một. Con trai học trường mẹ dạy ở Quận Cầu Giấy, còn con gái học trường làng, gần nhà tôi. Đấy không phải trường chuyên, lớp chọn.

Ở tiểu học, quan trọng nhất là sức khỏe của con. Trẻ không khỏe khó học tốt, hệ thần kinh còn non nớt. Bởi thế, nên để con học hành vừa phải thay vì bắt ép con học quá nhiều. Ở Pháp, trước kia, học sinh tiểu học được nghỉ cả Thứ Tư giữa tuần. Còn giờ, cấp tiểu học được nửa ngày Thứ Tư để giãn thời gian học của những ngày khác.

Ông có cho con đi học thêm không?

Tôi luôn ưu tiên cho con quyền tự quyết và lắng nghe nhu cầu từ con. Tôi cho con gái đi học thêm vẽ ngoài học chính khóa ở trường. Mới đây, cháu tự đề xuất đi học thêm ở nhà cô giáo vì cháu thích chứ không phải vì tôi ép.

Cám ơn ông.

TS. Hoàng Gia Trang,

Học cử nhân tâm lý học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn, Đại học Quốc gia từ 1993 đến 1997.

Học thạc sĩ tâm lý học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn từ 1999 đến 2002.

Tham gia học chương trình bồi dưỡng chuyên môn “Vị thành niên có khó khăn, cách tiếp cận giáo dục và tâm bệnh học” tại Đại học Pierre et Marie Curie (Paris VI) từ 10/2008-7/2009.

Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Picardie Jules Verne, Pháp từ tháng 9/2008 đến tháng 9/2012.

Làm tại:

Trung tâm Nghiên cứu Tâm Trẻ em từ 1997 đến 1999.

Trung tâm Tư vấn Ngọc Khánh từ 2000 đến 2002

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam từ 2002 đến nay

Có 19 bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành.

Thành viên nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về tâm lý, đặc biệt tâm lý trẻ và vị thành niên.

Tham gia giảng dạy tại Trường Học viện Quản lý Giáo dục.

Quang Đức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÁO CÁO & PHÂN TÍCH

THANH HOÁ
Loại rong biển nào có hương vị ngon nhất

Sử dụng tảo bẹ như một loại gia vị tươi ngon, giàu khoáng chất và vitamin, có vị mặn giống như khi bạn sử dụng muối.

18 giờ trước

Thêm về Thanh Hoá

BÌNH THUẬN
Cảng cá gần 185 tỉ đồng, 12 năm khai thác có 0 tấn hải sản qua cảng

Năm 2010, Quảng Ngãi bỏ ra gần 185 tỉ đồng xây dựng cầu cảng cá sông Trà Bồng, số tiền rất lớn thời điểm đó, đổi lại 0 tấn hải sản qua cảng. Ngày 12-9, UBND tỉnh đã có thông

18 giờ trước

Thêm về Bình Thuận

QUẢNG NINH
Nghề nuôi biển nhiều nơi thiệt hại hơn 90% vì bão Yagi

Đó là thông tin được ông Nguyễn Việt Thắng, chủ tịch Hội Thủy sản Việt

19 giờ trước

Thêm về Quảng Ninh

BÀ RỊA VŨNG TÀU
3 hình thái thời tiết xấu đang kết hợp gây nguy hiểm trên Biển Đông

Biển Đông đang có gió mạnh, sóng lớn do sự kết hợp của dải hội

19 giờ trước

Thêm về Bà Rịa - Vũng Tàu

HẢI PHÒNG
Nestlé hỗ trợ các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Trước những thiệt hại nặng nề mà siêu bão số 3 (Yagi) gây ra tại

15/09/2024

Thêm về Hải Phòng