12 lợi ích cốt lõi

71

Giáo dục sớm gần đây trở thành chủ đề sốt sình sịch. Cùng khám phá 12 lợi ích cốt lõi của giáo dục sớm qua cách nhìn của Vicki Palmer với hơn 35 năm kinh nghiệm (thời điểm năm 2015) trong nghề giáo dục sớm.

Dưới đây là 12 lợi ích thiết yếu của giáo dục sớm được Vicki Palmer chỉ ra trên cơ sở trên 35 năm kinh nghiệm (thời điểm năm 2015) làm nghề giáo dục sớm. Vicki Palmer là chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục sớm và sáng lập trang chủ TicTacTeach.com (thông tin cập nhật về website, xin đón xem các bài tiếp theo sắp xuất bản trên chuyên mục này) sinh động chuyên giành cho các nhà giáo chia sẻ ý tưởng và khát vọng liên quan đến giáo dục sớm.

1. Hoà nhập xã hội

Hoà nhập xã hội với những ai không có quan hệ gia đình trong một môi trường an toàn là yếu tố nền tảng. Những gì được nhắc tới dưới đây, đương nhiên, sẽ nhắm chủ yếu đến trẻ em, nhóm cá nhân đặc biệt.

Là cha mẹ, chúng ta hiểu một cách trực giác rằng cần giới thiệu con mình với những đứa trẻ khác và cần hỗ trợ chúng tham gia các nhóm bạn hữu.

Chúng ta làm càng sớm càng tốt vì nó giúp trẻ vượt qua e dè và đạt tự tin. Nếu để giai đoạn này kéo dài quá lâu, vô hình trung, chúng ta cản trở năng lực phát triển xã hội ở trẻ.

Dạy kỹ năng hòa nhập xã hội và hợp tác đặc biệt quan trọng với con đầu lòng, vốn không có cơ hội chia sẻ với các anh chị ruột trong gia đình. Ảnh: Stock.adobe.com

2. Hợp tác

Học cách chia sẻ, hợp tác, thay phiên nhau và kiên trì trong môi trường học tập an toàn, được hướng dẫn bởi các chuyên gia, được hiểu có nhiều kinh nghiệm đặt lợi ích tối thượng của trẻ lên trên hết.

Điều này đặc biệt quan trọng với con đầu lòng, những trẻ có thể không có cơ hội chia sẻ với các anh chị ruột trong gia đình. Dù có thể là bài học khó, vẫn rất cần cho trẻ được học sớm.

Bạn cùng trang lứa của trẻ cực kì quan trọng vì trẻ chưa đến tuổi đi học thường hay giúp đỡ và sẵn sàng hợp tác

3. Khuyến khích phát triển toàn diện

Tiếp cận này được thực hiện nhằm xây dựng nền tảng vững chắc cho phát triển về cảm xúc, xã hội, thể chất và tinh thần của trẻ, thứ sẽ là hành trang suốt cuộc đời chúng.

Các giáo viên giáo dục sớm được đào tạo kỹ năng xác định các lĩnh vực cần có hỗ trợ cho từng trẻ, kỹ năng xây dựng các chương trình và hoạt động xoay quanh các lĩnh vực này. Bạn cùng trang lứa của trẻ cũng cực kì quan trọng vì trẻ chưa đến tuổi đi học thường hay giúp đỡ và sẵn sàng hợp tác

Bài liên quan: Kỳ 1 – Người lớn toàn nghĩ ngược

4. Hăng hái học tập suốt đời

Bài học cần được soạn thảo theo cách thú vị và gây hứng thú nhằm khuyến khích trẻ trở thành học sinh tích cực. Chúng ta cần truyền cảm hứng khao khát học tập với niềm say mê và hăng hái cho trẻ.

Dạy trẻ ham đọc sách, học hỏi, khám phá, và thể hiện bản tính vốn có (và đấy) đều là nền tảng của tuổi trước khi đến trường.

Cần truyền cảm hứng khao khát học tập với niềm say mê và hăng hái cho trẻ. Ảnh: motherhood.com.my

5. Truyền đạt giáo trị giáo dục thông qua kinh nghiệm

Nắm bắt giá trị của học tập và giáo dục bằng cách nêu ví dụ dưới dạng các bài tập đóng vai và bằng cách cung cấp kinh nghiệm thực tế.

Trong khi cha mẹ luôn là ảnh hưởng quan trọng nhất những năm đầu đời trẻ, đưa trẻ vào môi trường giáo dục trước tuổi đến trường sẽ đem đến cho chúng cái nhìn đầu tiên về tầm quan trọng của giáo dục, cái sẽ đi theo chúng suốt hành trình học tập ở trường. Nó cũng chứng minh rằng bạn biết coi trọng giáo dục con.

Ít nhất có một lý do hiện thực: học cách làm việc theo nhóm từ lúc còn bé thơ nhất định sẽ hoà hợp với xã hội hơn và dễ được tuyển dụng hơn

6. Tôn trọng

Hãy dạy trẻ ý nghĩa của biết tôn trọng các đối tượng bên ngoài. Thái độ này không chỉ giới hạn ở các cá nhân tiếp xúc gần với trẻ và với các đồ dùng cá nhân của bản thân, mà còn với môi trường sống, không chỉ giới hạn ở môi trường ngay cạnh trẻ mà còn mở rộng thành môi trường trên toàn thế gian.

Không có nơi nào để học đức tính này hơn môi trường mầm non sôi nổi, nơi mọi thứ được chia sẻ, và nơi phép lịch sự hay mọi cử chỉ được dạy và học có hệ thống.

Va chạm, bầm tím hoặc thua một trò chơi hết lần này đến lần khác, có thể là lúc giúp trẻ) xây dựng chiến lược ứng phó với các thách thức lớn hơn trong cuộc sống.

7. Làm việc nhóm

Hãy thể hiện và truyền cảm hứng về tầm quan trọng của làm việc theo nhóm, thứ kỹ năng có thể giúp dạy trẻ biết tôn trọng ý kiến người khác, biết lắng nghe, hợp tác, và bình đẳng.

Nhiều hoạt động ở tuổi trước khi đến trường đều liên quan chặt chẽ đến kỹ năng làm việc theo nhóm. Ít nhất có một lý do hiện thực: học cách làm việc theo nhóm từ lúc còn bé thơ nhất định sẽ hoà hợp với xã hội hơn và dễ được tuyển dụng hơn.

Làm việc theo nhóm là kỹ năng có thể giúp trẻ biết tôn trọng ý kiến người khác, biết lắng nghe, hợp tác, và bình đẳng. Ảnh: motherhood.com.my

8. Thích ứng

Then chốt là các nhà giáo dục sớm và các phụ huynh cần hợp tác để dạy trẻ khả năng thích ứng hoặc kỹ năng đàn hồi sớm nhất có thể. Bằng cách tạo môi trường xã hội nhất quán, công bằng và an toàn, với các kỳ vọng rõ ràng và kết quả có thể dự đoán, trẻ có thể phát triển các kỹ năng quản lý bản thân và quản lý cảm xúc của chúng.

Nhiệm vụ của một giáo viên (giáo dục sớm) là cung cấp môi trường đầy thách thức để trẻ có thể học kinh nghiệm một cách trực tiếp. Trẻ có thể bị va chạm, bầm tím hoặc thua một trò chơi hết lần này đến lần khác. Nhưng đây là lúc (giúp trẻ) xây dựng chiến lược ứng phó với các thách thức lớn hơn trong cuộc sống.

Đưa trẻ vào môi trường giáo dục trước tuổi đến trường là một trong những bằng chứng cốt lõi cho thấy bạn biết coi trọng giáo dục con.

9. Tập trung

Suốt những năm trước khi đến trường, trẻ tìm kiếm mọi cơ hội để khám phá các kinh nghiệm mới, bạn bè mới và môi trường mới. Tâm trí trẻ rất sôi động và giàu trí tưởng tượng.

Là nhà giáo dục sớm, chúng ta cần cân bằng niềm say mê này với khả năng lắng nghe, làm theo hướng dẫn, tham dự công việc và tham gia các hoạt động nhóm để phát triển kỹ năng sống quan trọng, kỹ năng tập trung.

Bài liên quan: Kỳ 2 – Khả năng học trong vô thức

10. Kiên nhẫn

Mỗi ngày, người lớn chúng ta gặp những tình huống tính kiên nhẫn của chúng ta được kiểm tra. Trẻ em cần cơ hội để được tham gia trải nghiệm xã hội phong phú, nơi chúng có thể tìm hiểu và thực hành kỹ năng xã hội của tính kiên nhẫn.

Bằng cách dạy qua các ví dụ, các bài tập đóng vai và các trải nghiệm xã hội, trẻ có thể phát triển tính kiên nhẫn và học cách biết chờ đợi đến lượt mình. Các ví dụ cho chương trình giáo dục sớm (có thể) bao gồm (kỹ năng) chia sẻ chú ý của giáo viên, chia sẻ một món đồ chơi, sân chơi, hay chờ đến lượt chơi.

Không có nơi nào để học đức tính này, tôn trọng các đối tượng bên ngoài, hơn môi trường mầm non sôi nổi. Ảnh: Newfolks.com

Bài liên quan: Kỳ 3 – Gáy như gà sủa như chó

11. Tự tin và tự trọng

Điều này rất quan trọng. Cảm giác hạnh phúc rõ ràng đem đến cho trẻ tự tin, lạc quan và lòng tự trọng, những đức tính sẽ khuyến khích trẻ khám phá các tài năng, kỹ năng và hứng thú.

Tương tác tích cực với những trẻ khác và giáo viên khác sẽ thúc đẩy cái nhìn tích cực, lành mạnh và an toàn về bản thân trẻ, những đức tính cho phép chúng tiếp cận các tình huống và các vấn đề một cách tự tin trong suốt cuộc đời.

12. Tiếp xúc với tính đa dạng

Coi trọng khác biệt và đa dạng rất quan trọng cho phát triển sớm ở trẻ. Giáo dục sớm giúp định hướng trẻ biết tôn trọng và chấp nhận khác biệt và trở thành cá nhân đóng góp toàn diện cho xã hội.

Điều quan trọng là trẻ luôn hiểu rằng mỗi cá nhân là thực thể duy nhất, độc đáo, và đặc biệt theo cách nghĩ của chúng với kiến thức văn hóa, tín ngưỡng, và đặc điểm dân tộc của riêng chúng.

Tuổi trước khi đến trường không chỉ là tuổi ăn và chơi. Trong khi lợi ích giáo dục cơ bản ở tuổi trước khi đến trường (như biết đọc và biết đếm) là hiển nhiên và ai cũng nhìn thấy, thành quả trẻ đạt được và trở thành cá nhân phát triển toàn diện mới thực sự vô giá.

Đừng để con bạn bỏ lỡ cơ hội này một lần-trong-một-đời.

Ngọc Thùy (Theo huffingtonpost, whitehouse.gov, highscope.org)

4 những suy nghĩ trên “12 lợi ích cốt lõi

  1. Pingback: Giáo dục sớm có quá sớm – MXH Biển và Cuộc sống

  2. Pingback: Phố và quê – MXH Biển và Cuộc sống

  3. Pingback: Thiếu ôm ấp, trẻ què quặt tâm lý – MXH Biển và Cuộc sống

  4. Pingback: Đối xử với trẻ như người lớn (Kỳ cuối) – MXH Biển và Cuộc sống

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÁO CÁO & PHÂN TÍCH

THANH HOÁ
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên Đán

Nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan, tổ chức trao tặng hàng nghìn phần quà cho các gia đình chính sách, công nhân, học sinh –

23/01/2025

Thêm về Thanh Hoá

BÌNH THUẬN
Prudential nhân rộng mô hình Trung tâm Chăm sóc Khách hàng mới tại Lotte Mall Tây Hồ

Ngày 16/01/2025, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (“Prudential”) chính thức khai trương Trung tâm Chăm sóc Khách hàng mới tại Lotte Mall Tây Hồ, Hà Nội. Với vị trí thuận lợi, thiết kế hiện đại

23/01/2025

Thêm về Bình Thuận

QUẢNG NINH
Tổng thống Czech ủng hộ gỡ bỏ thẻ vàng IUU cho Việt Nam

Tổng thống Petr Pavel cho biết, sẽ thúc đẩy các nước châu Âu còn lại

21/01/2025

Thêm về Quảng Ninh

BÀ RỊA VŨNG TÀU
Bọ biển khổng lồ ngoài khơi Việt Nam được đặt tên theo nhân vật của Star Wars

Các nhà khoa học vừa xác định một loài bọ biển khổng lồ mới ngoài

21/01/2025

Thêm về Bà Rịa - Vũng Tàu

HẢI PHÒNG
Khách du lịch đổ về biển trong dịp Tết Nguyên Đán 2025: Xu hướng tại Việt Nam và châu Á

Tết Nguyên Đán 2025 đang đến gần, và với những ngày nghỉ lễ dài, du

17/01/2025

Thêm về Hải Phòng